Đức-Pháp vừa tung tin tính chuyện họp Thượng đỉnh Nga-EU, Ukraine 'sốt ruột'

Thế Việt
Ngày 24/6, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã chỉ trích đề xuất từ Đức và Pháp rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên xem xét khởi động lại các hội nghị thượng đỉnh với Nga, trước thềm cuộc tranh luận về vấn đề này giữa các nhà lãnh đạo của khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đức-Pháp vừa tung tin tính chuyện họp Thượng đỉnh Nga-EU, Ukraine 'sốt ruột'. (Nguồn: Koroche News)
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba chỉ trích đề xuất từ Đức và Pháp rằng, EU nên xem xét khởi động lại các hội nghị thượng đỉnh với Nga. (Nguồn: Koroche News)

Sau cuộc gặp Đại diện Cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Kuleba nói: "Các sáng kiến nối lại Hội nghị thượng đỉnh EU-Nga mà không nhận thấy bất kỳ tiến bộ nào từ phía Nga sẽ là một sự xa rời nguy hiểm chính sách trừng phạt của EU".

Trước đó một ngày, Financial Times đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi EU mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối này dự kiến diễn ra vào ngày 24-25/6 (giờ địa phương) tại Brussels (Bỉ).

Đề xuất của Đức được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ. Berlin và Paris hy vọng rằng EU sẽ sẵn sàng hợp tác với Moscow trong các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm như bảo vệ môi trường, cuộc chiến chống khủng bố, y tế và các chương trình vũ trụ.

Đề xuất trên được hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Geneva (Thụy Sỹ) hôm 16/6.

Theo Thủ tướng Merkel, cuộc gặp song phương giữa ông Putin và ông Biden có thể góp phần bình thường hóa quan hệ giữa Nga và phương Tây, lưu ý rằng, châu Âu cần thay đổi hướng đi trong hợp tác với Moscow để từng bước cải thiện quan hệ.

Nhà lãnh đạo Đức cho rằng, EU nên cùng nhau chống lại "những hành động khiêu khích" từ Nga, song cũng nên tìm kiếm các cuộc "tiếp xúc trực tiếp với Nga và Tổng thống Nga" bởi việc ông Biden thảo luận với ông Putin là chưa đủ.

Dự kiến, 27 nhà lãnh đạo của EU sẽ thảo luận về mối quan hệ với Nga trong một cuộc họp của khối này diễn ra trong ngày 24/6. Tuy nhiên, đề xuất của Đức và Pháp cũng đang vấp phải sự phản đối từ nhiều quốc gia thành viên EU, đặc biệt là các nước ở Đông Âu.

Đại diện các nước này cho rằng, vẫn còn "quá sớm" để nói về một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga và chỉ nên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh "khi có vấn đề tích cực để thảo luận".

Nhiều ý kiến cũng yêu cầu làm rõ "về định dạng cho cuộc đối thoại này", ví dụ như cách thức và cấp độ tiến hành đối thoại và các cơ quan thuộc EU sẽ đóng vai trò gì.

Mối quan hệ của EU và Nga xấu đi kể từ khi Moscow sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014. Kể từ thời điểm này, hai bên không tiến hành hHội nghị thượng đỉnh.

EU đã đưa ra nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan vấn đề Bán đảo Crimea, trong khi Moscow cũng có nhiều biện pháp đáp trả.

TIN LIÊN QUAN
Nga kéo quân tới biển Nhật Bản tập trận 'khủng', Tokyo 'không thể chấp nhận'
Vụ Nga bắn cảnh cáo tàu Anh: Moscow bảo vệ hành động; London 'xem nhẹ', thận trọng tránh xa tranh cãi
Hậu Thượng đỉnh Nga-Mỹ, Moscow công bố kế hoạch vòng đàm phán đầu tiên với Washington
Philippines: Rơi trực thăng quân sự, 6 người thiệt mạng
Tin thế giới 23/6: Mỹ gỡ tất cả trừng phạt với dầu mỏ Iran, xóa sạch hơn 1.000 lệnh; Nga ném bom đuổi tàu Anh; tình hình châu Âu là 'ngòi nổ'?
(theo AFP)

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động