TIN LIÊN QUAN | |
Đức - Trung Quốc "sát cánh" chống chủ nghĩa bảo hộ | |
Berlin gọi, Bắc Kinh có trả lời? |
Ông Heiko Maas nói, Đức sẽ tiếp tục ép cả Mỹ và Nga tuân thủ Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) 1987 và khẳng định hành động đó có ý nghĩa trong việc lôi kéo Trung Quốc vào các hiệp định trong tương lai.
Hiện Đức đang duy trì nhiều cuộc thảo luận với Mỹ và các đối tác trong NATO về INF nhằm tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Bộ trưởng Heiko Maas khẳng định tính cấp thiết của việc tạo ra cơ chế giải trừ quân bị, trong đó tính đến cả các hệ thống vũ khí mới.
Theo Bộ trưởng Heiko Mass, "vũ khí không gian và vũ khí tự động sẽ sớm không còn là khoa học viễn tưởng nữa mà có thể sẽ trở thành hiện thực. Chúng ta cần các quy tắc để theo kịp tốc độ phát triển công nghệ của các hệ thống vũ khí mới".
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas. (Nguồn: Sputnik) |
Trong khi đó, một công ty quốc doanh Trung Quốc cho biết công ty này đang phát triển loại máy bay chiến đấu tàng hình không người lái CH-7, dấu hiệu mới nhất cho thấy năng lực hàng không vũ trụ ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.
Thiết bị bay không người lái CH-7 cũng nhấn mạnh sức cạnh tranh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong thị trường máy bay không người lái toàn cầu đang phát triển.
Thiết kế trưởng của máy bay CH-7, ông Shi Wen cho biết máy bay này có thể "bay nhiều giờ, do thám và tấn công mục tiêu nếu cần".
Mô hình máy bay đang được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải, miền Nam Trung Quốc. Mô hình cho thấy máy bay này có sải cánh rộng 22 mét và chiều dài 10 mét, máy bay cánh cụp CH-7 có kích cỡ của một máy bay chiến đấu và động cơ đơn có thể cung cấp lực đẩy mạnh tương đương với tốc độ của một máy bay phản lực thương mại.
Vì sao Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF? Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được Liên Xô và Mỹ ký 30 năm trước, là một trong những nền tảng ... |
Nga yêu cầu Mỹ làm rõ chính sách kiểm soát vũ khí trong tương lai Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 28/10 tuyên bố, Mỹ cần đưa ra những kế hoạch về kiểm soát vũ khí sau khi Washington quyết ... |
Lý do Mỹ không đối thoại với Moscow về giải trừ quân bị Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu quân sự - chính trị của Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, ... |