Quân nhân Đức thuộc MINUSMA ở Gao, Mali. |
Hồi tháng 11 năm ngoái, chính phủ Đức thông báo họ sẽ rút quân đội khỏi Mali vào tháng 5/2024, nhưng cũng để ngỏ khả năng có thể rút quân sớm hơn nếu không thể điều khiển máy bay không người lái.
Berlin cho rằng, việc máy bay người lái không thể hoạt động có thể khiến binh lính phải mạo hiểm bên ngoài căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, ngày 30/1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, trong điều kiện hiện tại, họ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình tại Mali và việc ở lại cho đến tháng 5/2024 "chẳng có ý nghĩa gì".
Ông Boris Pistorius nói rõ: "Nếu binh lính của chúng tôi không thể rời khỏi hoặc chỉ có thể di chuyển trong một bán kính nhỏ xung quanh căn cứ vì máy bay không người lái không thể hoạt động thì họ không thể hoàn thành nhiệm vụ".
Theo ông, nếu như thế, "nhiệm vụ là một sự lãng phí về tiền bạc và thời gian", đồng thời xác nhận, lần gần nhất máy bay không người lái có thể cất cánh là trước Giáng sinh 2022.
Việc sử dụng máy bay không người lái, như máy bay và trực thăng, phải được chính phủ Mali chấp thuận trước. Tuy nhiên, trong năm 2022, điều này thường không được duyệt hoặc được phê duyệt khá chậm trễ.
Hiện có khoảng 1.100 binh sĩ Đức đang đóng quân tại Mali như một phần của sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ dân thường ở Mali, được coi là nhiệm vụ nguy hiểm nhất của quân nhân Đức ở nước ngoài hiện nay.
Việc chính phủ Đức không muốn rút quân trước 5/2024 là do Mali đã lên kế hoạch tiến hành cuộc bầu cử vào tháng 2 cùng năm.
Kể từ năm 2012, Mali đã bị bạo lực tàn phá, khi các nhóm thánh chiến nổi dậy ở phía Bắc đất nước. Sau đó, bạo lực lan sang các quốc gia khác ở khu vực Sahel của Tây Phi, bất chấp cộng đồng quốc tế triển khai những phản ứng quân sự tốn kém.
| Tổng thống Mỹ cự tuyệt mong muốn của Ukraine về máy bay chiến đấu, Kiev nói gì trước việc bị Đức từ chối? Ngày 30/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng về việc Ukraine mong muốn có máy bay chiến đấu F-16, trong khi đó, Kiev cũng ... |
| Thủ lĩnh cấp cao của IS ở Somalia bị tiêu diệt trong cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ Một quan chức Mỹ giấu tên đã xác định người đàn ông này là Bilal al-Sudani, một thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi ... |
| Điểm tin thế giới sáng 31/1: Ngoại trưởng Ấn Độ-Hàn Quốc điện đàm, Ba Lan tăng mạnh ngân sách quốc phòng, Australia đón 'dòng' sinh viên Trung Quốc Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 31/1. |
| Lật ngược quyết định thời ông Trump, Mỹ đưa quân trở lại một quốc gia châu Phi Ngay đầu năm mới 2023, Mỹ quyết định đưa 500 binh sĩ trở lại Somalia để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại các chiến ... |
| Tình hình Ukraine: Moscow-Kiev ngược lời nhau về chiến sự, quốc gia NATO tuyên bố phản đối gửi vũ khí Ngày 30/1, Nga và Ukraine đưa ra những thông báo trái ngược nhau về tình hình chiến sự ở miền Đông, trong khi Kiev nhận ... |