Đức và Trung Á xích lại gần nhau: Lợi cả đôi bên

Minh Vương
Ưu tiên về hợp tác kinh tế, cân nhắc về địa chính trị đang kéo Đức và các quốc gia Trung Á xích lại gần nhau hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và lãnh đạo các nước Trung Á tại Astana, ngày 17/9. (Nguồn: NCA)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và lãnh đạo các nước Trung Á tại Astana, ngày 17/9. (Nguồn: NCA)

Với hai điểm đến là Uzbekistan và Kazakhstan từ ngày 15-17/9, ông Olaf Scholz trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên thăm Trung Á sau nhiều thập kỷ. Bên cạnh hoạt động song phương, nhà lãnh đạo này đã dự Thượng đỉnh Trung Á-Đức với nguyên thủ các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan tại Astana.

Nỗ lực đa cực

Đây là Thượng đỉnh Trung Á-Đức lần thứ hai. Sự kiện đầu tiên diễn ra ngày 29/9 năm ngoái tại Berlin. Trung Á cũng là khu vực đầu tiên có quan hệ đối tác khu vực với Đức, trong đó quốc gia châu Âu dành sự quan tâm đặc biệt tới hợp tác kinh tế và năng lượng.

Điều này cho thấy sự chủ động của Berlin trong xây dựng mối liên kết với các nước nhỏ, thay vì chỉ tập trung vào mối quan hệ vào nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, một số nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil cùng một số quốc gia châu Phi khác. Bản thân Thủ tướng Olaf Scholz nhiều lần nhấn mạnh đang chuẩn bị để Đức tiến vào thế giới “đa cực”.

Câu hỏi ở đây là: Tại sao Đức lại chọn Trung Á? Không khó để thấy mối quan tâm của Berlin với khu vực này trở nên rõ ràng hơn sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát. Đầu tiên, Trung Á có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là con người.

Nội dung được thảo luận nhiều nhất trong chuyến thăm của ông Scholz là vấn đề di cư, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Uzbekistan tới Đức. Quốc gia châu Âu có thêm lao động còn người dân đất nước Trung Á có thêm lựa chọn khác ngoài Nga. Đức cũng tìm kiếm cơ hội xây dựng hệ thống đưa người Afghanistan bị trục xuất về nước mà Uzbekistan là điểm trung chuyển lý tưởng cho việc này.

Ngoài ra, Trung Á có trữ lượng đất hiếm dồi dào. Đức muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Kazakhstan, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc. Năng lượng cũng là ưu tiên hàng đầu của Đức, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Ưu tiên về kinh tế

Trên cơ sở đó, cam kết đáng chú ý nhất của Thủ tướng Olaf Scholz tại Thượng đỉnh Trung Á - Đức lần này là khoản đầu tư 10 tỷ Euro thông qua sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu của Liên minh châu Âu (EU). Đây là cách để Berlin đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mở rộng ảnh hưởng tại Trung Á, góp phần củng cố vai trò trung chuyển Đông - Tây then chốt của khu vực. Nó cũng góp phần khiến nơi đây trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng và vun đắp quan hệ giữa Trung Á với châu Âu.

Ở chiều ngược lại, Thượng đỉnh Trung Á - Đức phản ánh ưu tiên của các quốc gia khu vực trong phát triển kinh tế. Việc Kazakhstan nhấn mạnh Sáng kiến Hành lang trung tâm kết nối Trung Á - châu Âu qua Mạng lưới giao thông xuyên Âu (TEN-T) cho thấy nỗ lực mang tính chiến lược của Astana nhằm giảm sự phụ thuộc vào các tuyến đường do Nga và Trung Quốc kiểm soát.

Trong khi đó, lời kêu gọi của Uzbekistan về tổ chức Đối thoại năng lượng, tập trung vào kinh tế xanh và phát triển hydrogen xanh, với đề xuất hợp tác cùng doanh nghiệp Đức như Siemens, BASF và MAN thể hiện mong muốn của nước này về hiện đại hóa ngành công nghiệp và chuyển đổi thành năng lượng bền vững.

Còn tuyên bố của Kyrgyzstan cho thấy sự ưu tiên đặc biệt dự án Nhà máy thủy điện Kambaratin-1 và đường sắt Kyrgyzstan - Trung Quốc. Trong đó, hệ thống đường sắt sẽ góp phần quan trọng nhằm kết nối Trung Quốc và châu Âu. Kết hợp với vị trí địa lý chiến lược, sự thành công của hai dự án này sẽ giúp Kyrgyzstan hưởng lợi từ nhiều mối quan hệ đối tác mà không phụ thuộc vào một bên đơn lẻ nào.

Cân nhắc chiến lược

Từ lâu, vị trí địa chiến lược của Trung Á khiến nơi đây trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Sự hiện diện ngày một rõ nét của Đức tại đây là cơ hội để các quốc gia này đa dạng hóa quan hệ, giảm sự phụ thuộc vào quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Trên cơ sở đó, tại sự kiện, các bên đã thảo luận về một số mối quan tâm chung về an ninh, đặc biệt là liên quan tới khủng bố, chủ nghĩa cực đoạn và tội phạm mạng. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Kazakhstan đối với chiến dịch vận động của Kyrgyzstan để trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho thấy sự đoàn kết và mong muốn tăng cường sự hiện diện của khu vực trên trường quốc tế. Mối quan hệ đối tác với các nước châu Âu, cụ thể là Đức, sẽ củng cố nỗ lực này.

Sự ủng hộ của Berlin đối với các sáng kiến quản lý môi trường và nguồn nước của khu vực, đặc biệt là nỗ lực cứu biển Aral và phát triển nông nghiệp bền vững cũng tạo ra một “tầng” quan hệ hợp tác mới giữa Đức và Trung Á. Đây không chỉ là dịp quốc gia châu Âu thể hiện định hướng bảo vệ môi trường, mà còn là cơ hội để phát huy quyền lực mềm, tạo sự kết nối giữa hỗ trợ kinh tế và ổn định khu vực.

Xét cho cùng, Thượng đỉnh đã góp phần củng cố vai trò của Berlin như một đối tác kinh tế và an ninh tại Trung Á. Thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng, Đức muốn chứng tỏ rằng nước này hoàn toàn có thể hiện diện trong khu vực nằm dưới vùng ảnh hưởng chính từ Nga và Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, hợp tác với Berlin là cơ chế tốt để các nước Trung Á tận dụng, thích ứng hợp lý với những vận động địa chính trị Á - Âu, vốn chịu ảnh hưởng lớn từ xung đột Nga - Ukraine. Cam kết liên tục, lâu dài của châu Âu cùng năng lực duy trì ổn định chính trị, thúc đẩy cải cách kinh tế từ các quốc gia Trung Á sẽ là chìa khóa để hiện thực hóa kịch bản này.

Một nước Trung Á nhắc nhở Đức: Nga 'bất khả chiến bại' về quân sự

Một nước Trung Á nhắc nhở Đức: Nga 'bất khả chiến bại' về quân sự

Ngày 16/9, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev khẳng định, phương Tây không thể khiến Nga thất bại trên tiền tuyến, trong cuộc xung đột với ...

Thủ tướng Đức tìm cách củng cố quan hệ với 'các bạn truyền thống' của Nga

Thủ tướng Đức tìm cách củng cố quan hệ với 'các bạn truyền thống' của Nga

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Hebestreit cho biết, ông Olaf Scholz sẽ thăm Uzbekistan và Kazakhstan từ ngày 15-17/9 và tham ...

Quan hệ thương mại EU và Trung Quốc thêm căng, Đức tìm cách ngăn chặn, phát tín hiệu hòa giải

Quan hệ thương mại EU và Trung Quốc thêm căng, Đức tìm cách ngăn chặn, phát tín hiệu hòa giải

Ngày 14/6, hãng tin Bloomberg đưa tin, Đức đang cố gắng ngăn chặn hoặc ít nhất làm giảm nhẹ các mức thuế mới của Liên ...

Iran nối lại quan hệ ngoại giao với một nước Tây Phi sau gần 14 năm cắt đứt quan hệ

Iran nối lại quan hệ ngoại giao với một nước Tây Phi sau gần 14 năm cắt đứt quan hệ

Ngày 29/7, Bộ Ngoại giao Iran thông báo, nước Cộng hòa Hồi giáo đã nối lại quan hệ ngoại giao với Gambia, gần 14 năm ...

Đức lên tiếng về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhắc đến chiến tranh thương mại và 'kẻ thua cuộc'

Đức lên tiếng về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhắc đến chiến tranh thương mại và 'kẻ thua cuộc'

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã cảnh báo về chiều hướng leo thang trong xung đột thương mại với Trung Quốc.

Xem nhiều

Đọc thêm

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhà trường tiếp tục nối tiếp truyền thống, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam-Cuba.
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn 'bùng nổ', nên đầu tư ngay ...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung ...
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường ...
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang ...
Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/9.
Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Anh áp trừng phạt mới lên Nga, Indonesia đề xuất hạ nhiệt ở Biển Đông, Trung Quốc gọi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất, Venezuela đình chỉ bay trực tiếp tới Chile.
Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình căng thẳng Lebanon-Israel từ tháng 10/2023 là không thể chấp nhận được, làm dấy lên nguy cơ leo thang bạo lực lan rộng hơn ở khu vực.
Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Chuyến công du Luxembourg và Bỉ trong các ngày 26-29/9 là chuyến thăm hiếm hoi đến châu Âu của Giáo hoàng Francis.
Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Việc sửa đổi Học thuyết hạt nhân của Nga là lời cảnh báo đối với phương Tây và là điều không thể tránh khỏi.
Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Chính phủ Chile ngày 25/9 bày tỏ sự tiếc nuối trước quyết định đình chỉ các chuyến bay thẳng giữa hai nước của Venezuela.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Truyền thông khu vực Mỹ Latinh đề cao chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Truyền thông khu vực Mỹ Latinh đề cao chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tờ Regeneración, kênh truyền thông Mexico, có bài viết đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Những lời khẳng định 'chắc nịch' của ông Modi

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Những lời khẳng định 'chắc nịch' của ông Modi

Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ đã thể hiện quan điểm trên nhiều vấn đề như vai trò của nhóm Bộ tứ, tình hình Biển Đông...
Phiên bản di động