Đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào? |
1. Đường giao nhau là gì?
Theo khoản 3.24 Điều 3 QCVN 41:2016/BGTVT quy định nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng;
Nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.
2. Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
Tại Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Trong đó:
- Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
- Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yêu trong khu vực, có thể hiểu nôm na là những đường to, phục vụ nhu cầu giao thông của khu vực.
- Đường nhánh là đường nối vào đường chính.
Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
3. Mức phạt đối với hành vi không nhường đường theo quy định tại nơi đường giao nhau
Đối với xe máy | ||
Lỗi vi phạm | Mức phạt | Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm sau: - Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; - Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; | Từ 100.000 đồng - 200.000 đồng | Điểm h khoản 1 Điều 6 |
Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; | Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng | Điểm e khoản 2 Điều 6 |
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng | Điểm c khoản 10 Điều 6 | |
Đối với xe ô tô | ||
Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm sau: – Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; – Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; | Từ 400.000 đồng - 600.000 đồng | Điểm d khoản 2 Điều 5 |
Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; | Từ 800.000 đồng - 1.000.000 đồng | Điểm n khoản 3 Điều 5 |
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. | Điểm c khoản 11 Điều 5 |
| Quy định về trình tự giải quyết, xử lý vi phạm giao thông đường bộ tại trụ sở CSGT Tôi muốn biết trình tự giải quyết, xử lý vi phạm giao thông đường bộ tại trụ sở CSGT được thực hiện như thế nào? ... |
| Mức phạt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Mức phạt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự cao nhất là bao nhiêu năm ... |
| Mức phạt tội cản trở giao thông đường bộ Mức phạt tội cản trở giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự cao nhất là bao nhiêu năm tù? - Độc giả Tú ... |
| Quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ mới nhất Cho tôi hỏi quy trình phạt nguội vi phạm giao thông đường bộ được quy định như thế nào? - Độc giả Ngọc Trân |
| Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào? Cho tôi hỏi, người tham gia giao thông sử dụng đèn pha gây tại nạn thì bị xử lý như thế nào? - Độc giả ... |