TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ nên ngừng cô lập chính mình, vì không thể đảo ngược sự dịch chuyển sức mạnh toàn cầu | |
Tổng thống Mỹ yêu cầu Nga và Trung Quốc tham gia hiệp ước hạt nhân mới |
Mỹ sẽ tham vấn với các đồng minh về địa điểm triển khai tên lửa mới. (Ảnh minh họa, Nguồn: AP) |
Theo Mỹ, việc này nhằm duy trì sự răn đe sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Mỹ khẳng định, sẽ bắt đầu thử nghiệm các tên lửa mới và triển khai loại vũ khí này trên khắp thế giới, bao gồm cả ở châu Á, sau khi chính thức rút khỏi Hiệp ước INF với Nga hôm 2/8.
Phát biểu họp báo ở Sydney (Australia) hôm 4/8, ông Esper nhấn mạnh: "Việc chúng tôi rút khỏi INF hôm 2/8 là do Nga không tuân thủ... Bây giờ chúng tôi được phép mở rộng tầm phóng của các vũ khí - từ 500km đến 5.500 km - điều chúng tôi chưa có trong khả năng răn đe trên mặt đất. Vì vậy, tôi nghĩ, mức độ cho phép chúng tôi thiết kế và phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là triển khai các hệ thống, dù ở châu Âu, hoặc ở châu Á-Thái Bình Dương hay nơi nào khác, sẽ cho chúng tôi duy trì tư thế răn đe mà chúng tôi muốn sử dụng để ngăn chặn xung đột ở bất kỳ khu vực nào mà ở đó chúng tôi triển khai các vũ khí mới với sự tham vấn các đồng minh và đối tác của mình".
Ông Esper đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các đối tác Australia sau cuộc họp thường niên của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước, được gọi là Tham vấn cấp bộ Mỹ - Australia (AUSMIN).
Trong một diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh ABC sau buổi gặp trên, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Thượng nghị sỹ Linda Reynolds xác nhận Mỹ sẽ không lập căn cứ tên lửa mặt đất tại miền Bắc nước này.
Trong buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về các thông tin liên quan tới việc Mỹ muốn triển khai một căn cứ quân sự tại khu cảng biển thuộc thành phố Darwin, thủ phủ Lãnh thổ phía Bắc của Australia, nhằm tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Reynolds cho biết, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định chưa đưa ra bất cứ yêu cầu nào với Australia và cũng chưa có bất kỳ thông tin nào về vấn đề trên.
Trước đó, hôm 30/7, Ngoại trưởng Australia Maris Payne tiết lộ thông tin Mỹ đang có kế hoạch xây dựng thêm căn cứ quân sự ở nước này, nhưng không cho biết chi tiết về kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Australia.
Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ TGVN. Ngày 2/8, Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô sẽ hết ... |
'Hiệp ước START mới nhiều khả năng sẽ không được gia hạn' TGVN. Ngày 31/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công Chiến lược mới ... |
Mỹ - Trung lại bất đồng trước đề xuất đa phương hóa INF TGVN. Ngày 30/7, Trung Quốc đã tái khẳng định lập trường phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm ... |