Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck và Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia (NDRC) Zheng Shanjie trước cuộc họp ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22/6. (Nguồn: Reuters) |
Đề xuất thuế quan của EU đối với hàng hóa Trung Quốc không phải là một “hình phạt”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 22/6.
Chuyến thăm của Habeck tới Trung Quốc là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao châu Âu kể từ khi Brussels đề xuất mức thuế nặng đối với việc nhập khẩu xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất để chống lại những gì EU cho là trợ cấp quá mức.
Ngày 22/6, Trung Quốc cảnh báo trước khi ông đến rằng những xích mích leo thang với EU về xe điện có thể gây ra một cuộc chiến thương mại.
Ông Habeck là bộ trưởng đầu tiên của châu Âu đến thăm Trung Quốc kể từ khi EU công bố đề xuất thuế quan. Brussels lập luận rằng “sự hào phóng"”của các khoản trợ cấp của Bắc Kinh mang lại cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lợi thế cạnh tranh không công bằng so với các nhà sản xuất châu Âu. Ông Habeck cho biết trong 9 tháng, Ủy ban châu Âu đã kiểm tra rất chi tiết liệu các công ty Trung Quốc có được hưởng lợi một cách bất công từ các khoản trợ cấp hay không.
Trung Quốc đã phản đối đề xuất này, đe dọa một cuộc chiến thương mại khi các nhà sản xuất ô tô của nước này kêu gọi Bắc Kinh đánh thuế nhập khẩu đối với xe động cơ đốt trong của châu Âu.
Cả Trung Quốc và Đức đều coi chuyến đi là cơ hội để Bộ trưởng Habeck - với tư cách là người phát ngôn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là người có mối quan hệ sâu sắc với ngành công nghiệp Trung Quốc – xoa dịu những mâu thuẫn về vấn đề thuế quan, điều mà các nhà sản xuất ô tô Đức phản đối vì sợ bị trả đũa.
Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng doanh số bán ô tô của Đức trong năm ngoái.
Bản thân ông Habeck cũng chỉ trích chiến lược Trung Quốc của Đức, cho nó là thiển cận và không tương thích với các chiến lược của Trung Quốc đối với châu Âu.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Đức trong 8 năm liên tiếp - một kỷ lục không bị phá vỡ cho đến năm nay khi thương mại của Đức với Mỹ vượt qua thương mại với Trung Quốc. Trong tháng 5 vừa qua, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc giảm 14%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 4,1%.
| Phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc nhiều hơn phần còn lại của EU, kinh tế Đức hắt hơi, Eurozone lập tức cảm lạnh Cho đến vài năm trước, nền kinh tế Đức đã được hỗ trợ nhờ nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ của Nga và gia ... |
| Mức tăng trưởng 'khoảng 5%' không còn là vấn đề với Trung Quốc, chuyên gia lo 'có quá nhiều trứng trong một giỏ' Khi GDP quý I/2024 của Trung Quốc được công bố, chuyên gia cho rằng, mức tăng trưởng GDP "khoảng 5%" vào năm 2024 của đất ... |
| Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua các lệnh trừng phạt của EU liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Cùng ngày, ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU Mỹ thông báo những biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và thực thể liên quan hỗ trợ chương trình UAV cho ... |
| Bộ trưởng Tài chính Mỹ lên tiếng về thuế quan áp lên Trung Quốc, hé lộ đề xuất của ông Trump Ngày 20/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bảo vệ rằng, quyết định tăng thuế của Tổng thống Joe Biden đối với một ... |