EU 'bừng tỉnh' hối hả nhập cuộc chiến chip bán dẫn, so găng với các đối thủ nặng ký, châu Âu còn hy vọng?

Minh Anh
Trong bối cảnh Mỹ đã can thiệp mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, EU vừa chính thức thông qua Thỏa thuận tạm thời trị giá 43 tỷ Euro (47 tỷ USD) đầu tư cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
EU 'bừng tỉnh' hối hả nhập cuộc chiến chip bán dẫn, so găng với các đối thủ nặng ký, châu Âu còn hy vọng?
EU ‘bừng tỉnh’ hối hả nhập cuộc đua chip bán dẫn, so găng với các đối thủ nặng ký, châu Âu còn hy vọng? Ảnh minh họa. (Nguồn: VCG)

Tìm lại đỉnh vinh quang?

Liên minh châu Âu (EU) triển khai Đạo luật Chip mới, nhằm củng cố lĩnh vực sản xuất chip và bảo đảm khả năng phục hồi của lĩnh vực đầy tiềm năng này, trong bối cảnh Mỹ đã can thiệp sâu chưa từng có vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Kế hoạch được đánh giá mang tính bước ngoặt nhằm đưa ngành công nghiệp Chip bán dẫn ở châu Âu trở lại "đỉnh vinh quang".

Các nhà phân tích công nghiệp bình luận, hiện nay nhiều quốc gia và khu vực đã nhận ra tầm quan trọng của việc tập trung phát triển trong lĩnh vực đầy hứa hẹn này vì không ai muốn chứng kiến Mỹ “một mình một chợ” thống trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Trong một tuyên bố mới đây, Hội đồng châu Âu (EC) cho biết, Đạo luật Chip dự kiến tập trung phát triển cơ sở công nghiệp nhằm tăng gấp đôi thị phần toàn cầu của EU về chất bán dẫn, từ 10% lên ít nhất 20% vào năm 2030. EU cần tăng gấp 4 lần sản lượng để đáp ứng mục tiêu này.

"Thỏa thuận có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, đồng thời bảo đảm khả năng phục hồi của EU trong thời kỳ thế giới đang có những biến động mạnh", Ebba Busch, Bộ trưởng Năng lượng, kinh doanh và công nghiệp Thụy Điển nhận định.

Đạo luật Chip châu Âu dự kiến huy động 43 tỷ Euro từ đầu tư công và tư, với 3,3 tỷ Euro đến từ ngân sách EU, tìm cách giúp khối này cạnh tranh với các "đối thủ nặng ký" là Mỹ và châu Á về công nghệ chip bán dẫn, đồng thời tìm cách kiểm soát nhiều hơn chuỗi cung ứng của mình để giảm sự phụ thuộc vào những "người chơi" trên thị trường quốc tế. Đây là một phần trong nỗ lực của EU nhằm đạt được “chủ quyền kỹ thuật số”, với kỳ vọng họ sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các công nghệ quan trọng.

Chip bán dẫn là bộ não của các thiết bị điện tử. Chúng được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy chơi game. Chất bán dẫn và chuỗi cung ứng trở thành vấn đề nhức nhối đối với các chính phủ trên thế giới, sau khi tình trạng khan hiếm chip bán dẫn toàn cầu đã gây ra cơn sốc mạnh, dẫn đến các vấn đề về đầu vào thậm chí kìm hãm ngành công nghiệp chủ lực như sản xuất ô tô và điện tử.

Đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ sự phụ thuộc quá mức của thế giới vào các nhà sản xuất từ Đài Loan và Trung Quốc đối với các linh kiện bán dẫn. Do đó, châu Âu đang tìm cách kiểm soát nhiều hơn chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, đánh giá về "bước đi" mới này của EU, Fu Liang - một nhà phân tích công nghệ độc lập đã tỏ ra hoài nghi rằng, "chỉ có 3,3 tỷ Euro từ ngân sách EU, thì vẫn còn phải đợi xem nó có thể tạo ra bao nhiêu tác động cận biên và liệu cuối cùng nó có thể huy động đủ nguồn vốn hay không".

Nhiều chuyên gia cũng lưu ý, giống như Đạo luật Khoa học và Chip của Mỹ, việc huy động vốn tư nhân không hề đơn giản, bởi chủ yếu chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Thị phần của EU đã giảm mạnh trong những năm gần đây do sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực chip ở châu Á và nỗ lực ngày càng tăng của Mỹ nhằm kiểm soát chuỗi công nghiệp.

Theo số liệu thống kê, trong những năm 1990, EU đã từng chiếm hơn 40% thị trường chip toàn cầu, nhưng thị phần đó hiện đã giảm xuống chỉ còn khoảng 10%.

Mục tiêu của châu Âu là gì?

Hiện không chỉ EU, nhiều quốc gia và khu vực đã tập trung cao vào các biện pháp nhằm tăng cường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

“Tình hình hiện nay cho thấy, những “người chơi” toàn cầu rất quan tâm, thậm chí là coi trọng việc phát triển công nghệ chip, đây cũng chính là nền tảng cho sự cạnh tranh trong tương lai”, nhà phân tích Fu Liang lưu ý.

Cuộc đua giành vị thế dẫn đầu về chip bán dẫn trở nên ngày càng sôi động. Vì không chỉ Mỹ, Trung Quốc hay EU, nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tích cực chạy đua để mở rộng thị phần chip và hướng tới mục tiêu tự chủ trong lĩnh vực này.

“Việc EU háo hức cố gắng bắt kịp các đối thủ cho thấy, họ thực sự muốn quyền tự chủ chiến lược thay vì chỉ đơn giản là đi theo các bước do Mỹ dẫn đường”. Nhà phân tích Fu Liang chỉ ra thêm rằng, không ai muốn thấy Mỹ kiểm soát toàn bộ chuỗi công nghiệp.

"Thay vì mô hình một cực do Mỹ thống trị, các bên tham gia toàn cầu, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, muốn thấy một mô hình phát triển đa cực", chuyên gia Fu nhận định.

Trong khi đó, giữ vững nguyên tắc "Nước Mỹ trên hết", Mỹ đã và đang cố gắng can thiệp vào chuỗi cung ứng Chip toàn cầu, vốn là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Các chuyên gia lưu ý rằng, Washington không chỉ cố gắng tách khỏi Trung Quốc mà còn muốn gây áp lực buộc các nước khác phải tuân theo lập trường của mình và giảm đầu tư vào Trung Quốc-thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới.

Trung Quốc có kế hoạch phát triển vật liệu chip thế hệ tiếp theo mà nước này đưa ra vào năm 2020 như một phản ứng trước những hạn chế từ thời cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, chiến lược quốc gia đó vẫn chưa mang lại lợi thế công nghệ cho các nhà sản xuất chip hàng đầu trong nước. Trong khi đó, Washington đã liên tục thực hiện một loạt biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc, như thiết bị sản xuất chip và bộ xử lý trí tuệ nhân tạo-một phần của loạt lệnh trừng phạt công nghệ rộng lớn hơn.

Các công ty Trung Quốc cho biết, họ buộc phải tăng cường khả năng tự lực, nhưng đồng thời, không có ý định tránh hợp tác với những người dẫn đầu toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng, "thị trường chip là mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh, theo đó các bên khác nhau có thể cạnh tranh và cùng nhau phát triển".

Việc tham gia của EU khiến cuộc đua trong ngành bán dẫn toàn cầu trở nên gay cấn hơn. Theo nhận định của AFP, EU vốn có nền nghiên cứu tiên tiến về chip điện tử, nhưng họ đã tụt hậu và đánh mất thị phần trong nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, theo Phát ngôn viên của EU Dan Nica, mục tiêu ban đầu của họ là để "nếu xảy ra bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, giống như cuộc khủng hoảng mà chúng ta đã trải qua trong năm 2022 với xung đột Nga-Ukraine, EU vẫn có thể bảo đảm mức sản xuất chip tối thiểu ở trong khu vực và sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác cùng chí hướng".

Giá vàng hôm nay 28/4/2023: Giá vàng giảm khi kinh tế Mỹ 'đáng thất vọng'; Đầu tư mua vàng SJC lỗ nặng

Giá vàng hôm nay 28/4/2023: Giá vàng giảm khi kinh tế Mỹ 'đáng thất vọng'; Đầu tư mua vàng SJC lỗ nặng

Giá vàng hôm nay 28/4/2023 giảm sau tăng trưởng GDP quý 1 đáng thất vọng của kinh tế Mỹ. Giới phân tích cho rằng, nỗi ...

Châu Âu - cái nôi của Cách mạng công nghiệp 'giật mình' trước tham vọng của Mỹ và Trung Quốc

Châu Âu - cái nôi của Cách mạng công nghiệp 'giật mình' trước tham vọng của Mỹ và Trung Quốc

Khủng hoảng năng lượng và đại dịch Covid-19 đã đưa chủ đề "chủ quyền công nghiệp" của châu Âu trở lại vị trí hàng đầu, ...

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới

Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới

“Chúng tôi biết rằng, cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của chúng tôi đang bị đe dọa”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu ...

Kinh tế Ukraine: Chọn cách gắn chặt với EU, Kiev 'vỡ ra' nhiều điều?

Kinh tế Ukraine: Chọn cách gắn chặt với EU, Kiev 'vỡ ra' nhiều điều?

Xung đột Nga-Ukraine đã làm xáo trộn bản đồ thương mại của Ukraine. Không còn khả năng tiếp cận các cảng ở Biển Đen để ...

Giá cà phê hôm nay 27/4/2023: Robusta giảm vào vùng tiêu cực, khả năng thiết lập xu hướng giảm

Giá cà phê hôm nay 27/4/2023: Robusta giảm vào vùng tiêu cực, khả năng thiết lập xu hướng giảm

Cà phê robusta hiện đang có xu hướng tốt ở mức khoảng 2.400 USD/tấn, mức cao nhất trong 11 năm do thiếu hụt cây trồng. ...

(theo Globaltimes, AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động