EU thúc đẩy kế hoạch phát triển các hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới Ariane 6 và Vega-C nhằm cạnh tranh không gian với Nga. (Nguồn: ESA) |
Ngày 22/11, Đức, Pháp và Italy đã nhất trí với kế hoạch phát triển các hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới Ariane 6 và Vega-C.
Đây là động thái thể hiện sự ưu tiên của EU cho công tác phát triển tên lửa đẩy, sau khi hồi tháng 8, ESA phải tiến hành đàm phán với tỷ phú Elon Musk, ông chủ Tập đoàn SpaceX của Mỹ, để thực hiện 2 sứ mệnh khoa học trong tương lai.
Bộ trưởng phụ trách nghiên cứu không gian vũ trụ của 22 quốc gia thành viên ESA, đang nhóm họp tại Paris (Pháp) từ ngày 22-23/11 nhằm quyết định nguồn tài chính dành cho cơ quan này trong 3 năm tới.
Hiện nay, kế hoạch ngân sách trị giá 3,2 tỷ Euro (tương đương 3,3 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và trình làng các tên lửa đẩy của châu Âu được xem là ưu tiên trong chương trình nghị sự.
Trong khi đó, ESA đang đề nghị các nước thành viên đóng góp 18,5 tỷ Euro để tài trợ cho những chương trình nghiên cứu không gian trong 3 năm tới, tăng hơn 25% so với số tiền trước đó.
Phát biểu tại cuộc họp ngày 22/11, Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher khẳng định, các quốc gia thành viên đều có thể thu được những lợi ích kinh tế to lớn từ việc đóng góp tài chính cho những chương trình không gian vũ trụ của ESA.
Theo ông Josef Aschbacher, mặc dù ngành công nghiệp vũ trụ hiện có giá trị khoảng 340 tỷ Euro, song con số này sẽ lên đến khoảng 1.000 tỷ Euro vào năm 2040.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi châu Âu đoàn kết trong sứ mệnh nghiên cứu khoa học.
ông Bruno Le Maire nhấn mạnh: “Phải có một châu Âu duy nhất, một chính sách không gian vũ trụ duy nhất của châu Âu và khối thống nhất vững vàng”.
Dự kiến, quyết định ngân sách sẽ được công bố trong ngày 23/11 (giờ địa phương).
ESA đã nỗ lực tìm cách đưa các sứ mệnh của châu Âu vào vũ trụ sau khi Nga rút tên lửa đẩy Soyuz để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.
Mặc dù ESA hồi tháng 8/2022 đã đàm phán về kế hoạch sử dụng tên lửa của Tập đoàn công nghệ SpaceX nhằm thay thế Soyuz của Nga, song Tổng giám đốc Aschbacher cho rằng, bất kỳ giải pháp nào được đưa ra cũng chỉ mang tính tạm thời.
Ariane 6 dự kiến được phóng lần đầu tiên vào năm 2020, nhưng kế hoạch ra mắt đã bị đẩy sang cuối năm 2023.
| Khám phá văn hóa giao tiếp ở Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 Qatar, nước chủ nhà World Cup 2022, được biết đến với nền văn hóa Hồi giáo. Dưới đây là một số quy tắc ứng xử ... |
| Ngoại trưởng Nhật Bản dự đối thoại 2+2 tại Mỹ, lần đầu tiên công du Mỹ Latinh Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa lên lịch công du châu Mỹ vào tháng 1/2023. |
| Ukraine liên tiếp nhận hỗ trợ từ phương Tây, hết tên lửa Anh đến hàng trăm nghìn Euro của Tây Ban Nha Mới đây, Anh đã chuyển giao tên lửa có độ chính xác cao Brimstone-2 cho Ukraine, trong khi Tây Ban Nha cũng đóng góp 270 ... |
| Nga cảnh báo Ukraine đang 'đùa với lửa'; Lithuania từ chối cung cấp một loại vũ khí cho Kiev Nga cho rằng tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã trở nên cấp bách sau đợt bắn phá của Kiev. Ở một ... |
| Ba Lan nhờ cậy một nước giúp Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO Ngày 20/11, Ba Lan cho biết sẽ yêu cầu Hungary nhanh chóng phê chuẩn các nghị định thư về việc Phần Lan và Thụy Điển ... |