EU chính thức triển khai cơ chế điều chỉnh carbon giai đoạn 1 để bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Từ ngày 1/10, EU chính thức áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) giai đoạn 1, còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon và là một trong những trụ cột trong Chương trình nghị sự 55 đầy tham vọng của khối.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, CBAM sẽ áp dụng đối với nhập khẩu xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydro.
Các nhà nhập khẩu ở EU sẽ phải báo cáo khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính có trong hàng hóa nhập khẩu, nhưng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn này. Các nhà nhập khẩu được yêu cầu thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024.
Giai đoạn chuyển tiếp cho phép Ủy ban châu Âu (EC) thu thập thông tin về lượng khí thải tạo ra đối với hàng hóa nhập khẩu để chuẩn bị cho giai đoạn áp dụng CBAM tiếp theo, dự kiến bắt đầu vào năm 2026. Kể từ thời điểm đó, các nhà nhập khẩu sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải CBAM” theo mức giá carbon hiện hành tại EU, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của khối.
Tin liên quan |
Trung Quốc tiếp tục triển khai sứ mệnh khám phá Mặt Trăng đúng kế hoạch |
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, ông Paolo Gentiloni, cho biết CBAM được áp dụng nhằm khuyến khích quá trình chuyển đổi xanh trên toàn thế giới và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.
Tháng 12 năm ngoái, các quốc gia thành viên EU thông báo sẽ thực hiện CBAM, theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. CBAM là cơ chế đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ chế này được thiết kế để tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm ngăn chặn chính sách bảo hộ.
EU cam kết giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.
| Cộng đồng người Việt nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại Czech Trung tâm Giáo dục Czech-Việt đã phối hợp cùng các hội đoàn người Việt Nam tổ chức Hội thảo "Quản lý chất thải tại Trung ... |
| Xây dựng thương hiệu quốc gia xanh Việt Nam: Cơ hội và thách thức Thương hiệu xanh giúp các quốc gia định vị mình là đất nước dẫn đầu về tính bền vững với các sản phẩm và dịch ... |
| Trung Quốc: Bắc Kinh thí nghiệm dịch vụ chuyển phát nhanh bằng tàu điện ngầm giờ thấp điểm Từ ngày 23/9, nhiều tuyến tàu điện ngầm ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc sẽ tham gia vào 1 dự án thí điểm ... |
| Nữ Thiếu tá về hưu đam mê nông nghiệp sạch và hai thập kỷ vẽ ‘rồng’ trên đất Về hưu đã hơn 20 năm nay nhưng Thiếu tá Nguyễn Thị Liên chưa hề ngơi nghỉ. Lý do chính là chị đã tìm ra ... |
| Xuất hiện nắng nóng bất thường ở Tây Ban Nha Ngày 30/9, Cơ quan Dự báo thời tiết Tây Ban Nha cho biết, những ngày đầu tháng 10 tại nhiều vùng ở nước này sẽ ... |