Nhỏ Bình thường Lớn

Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?

Các đại sứ EU ngày 8/5 đã đồng ý sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ quá trình tái thiết Ukraine, cũng như bảo vệ nước này trước chiến dịch quân sự của Moscow, theo thông tin từ cơ quan báo chí của Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU (Bỉ).
EU đã có quyết định về số phận tài sản Nga bị phong tỏa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga ở thủ đô Moscow, Nga. (Nguồn: Reuters)

"Các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý về nguyên tắc liên qua các biện pháp xử lý nguồn thu bất thường từ tài sản cố định của Nga. Số tiền này sẽ dùng để hỗ trợ sự phục hồi và phòng thủ quân sự của Ukraine trong bối cảnh Moscow phát động chiến dịch quân sự tại nước này", nội dung vừa được đăng trên mạng xã hội X.

Tin liên quan
Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Quyết định này hiện vẫn chưa là bản cuối cùng được phát ra bởi Hội đồng EU.

Truyền thông Ukraine đưa tin trước đó, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Christian Wiegand, cho biết, nếu các quốc gia thành viên EU có thể đạt được thỏa thuận nhanh chóng về các đề xuất của Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao về việc sử dụng số tiền thu được từ tài sản có chủ quyền của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị đóng băng ở EU, Kiev sẽ có thể sử dụng đợt tiền đầu tiên từ khoản này trước mùa Hè.

Được biết, sau khi quân đội Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, các nền dân chủ thế giới đã phong tỏa hơn 300 tỷ EUR tài sản tài chính của Nga. Theo một số ước tính, hầu hết các tài sản này đều nằm ở các tổ chức tài chính trong Liên minh châu Âu, bao gồm cả ở Bỉ.

Theo các nguồn tin mở, riêng Công ty thanh toán bù trừ Euroclear hiện giữ khối tài sản trị giá 192 tỷ EUR của Ngân hàng Trung ương Nga trên bảng cân đối kế toán. EU đang tìm kiếm các cơ chế pháp lý để tiếp tục giải quyết các nguồn "tài nguyên" cố định này, cũng như tiền lãi của chúng vốn đã đạt khoảng 5 tỷ EUR trong hai năm qua.

Trước đó, MEP từ Lithuania Andrius Kubilius - một thành viên trong Nghị viện châu Âu đã đưa ra đề nghị rằng, EU nên sử dụng biện pháp đối phó để tịch thu toàn bộ tài sản của Nga chứ không chỉ tiền lãi.

Phát biểu (ngày 7/5) trước các MEP trong phiên điều trần toàn thể về cách giải quyết các tài sản bị đóng băng của Nga, tại Strasbourg, ông Andrius Kubilius cho rằng, EU phải đưa ra quyết định chắc chắn đối với Nga và sử dụng các biện pháp đối phó theo luật pháp Liên hợp quốc để tịch thu và sử dụng toàn bộ 300 tỷ EUR tài sản nhà nước Nga bị đóng băng, chứ không chỉ là số tiền lãi từ chúng, để bảo vệ và tái thiết Ukraine.

Đại diện từ Lithuania lập luận rằng, mỗi ngày chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine lại mang đến sự tàn phá mới, số tiền thiệt hại đã lên tới hơn 400 tỷ EUR. Chiến thắng của Ukraine đòi hỏi phải có sự hỗ trợ quân sự hàng năm của phương Tây lên tới 100 tỷ EUR.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu/Đại diện cấp cao phụ trách Chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borre, tài sản của Nga đang bị phong tỏa ở châu Âu có thể mang lại khoảng 3 tỷ EUR lợi nhuận mỗi năm. Ông Borre cũng xác định, tài sản bị phong tỏa của Nga tại EU đã lên tới khoảng 300 tỷ EUR.

“Đó là lý do tại sao EU nên sử dụng một công cụ đối phó được quốc tế công nhận để mang lại cho các quốc gia thành viên cơ hội tịch thu tất cả tài sản Nga bị phong tỏa, không chỉ lợi nhuận mà nó tạo ra và sử dụng chúng để tái thiết Ukraine, cũng như các nhu cầu quân sự của nước này”, chính trị gia châu Âu nói thêm.

Trong khi đó, theo quan điểm của ông Andrius Kubilius, việc viện dẫn rằng, các biện pháp tịch thu như vậy bị cấm theo nguyên tắc miễn trừ pháp lý quốc tế áp dụng đối với tài sản nhà nước là không đúng, như các khuyến nghị của Liên hợp quốc trong lĩnh vực luật pháp quốc tế quy định - các quốc gia có thể sử dụng biện pháp đối phó như vậy để đáp lại các hành động của một quốc gia khác và tình huống Nga triển khai xung đột ở Ukraine chính xác là một trường hợp như vậy.

Ông Kubilius nhắc lại rằng, một cơ chế tương tự đã được Mỹ sử dụng để chống lại Nhà nước Iran vào năm 1991, cũng như chống lại Nhà nước Iraq vào năm 1992 để bù đắp cho những thiệt hại gây ra cho Kuwait. Cơ chế tương tự sẽ được chính quyền Mỹ áp dụng ngay bây giờ, sau khi Quốc hội Mỹ thông qua việc tịch thu 20 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Nga.

"Đã đến lúc EU phải đưa ra quyết định chắc chắn về các biện pháp đối phó và tịch thu toàn bộ tài sản 300 tỷ EUR bị phong tỏa của Nga”, MEP từ Lithuania Kubilius nhấn mạnh.

Đề xuất này được đa số MEP tham gia thảo luận trong phiên họp toàn thể ngày 7/5 ủng hộ.

Trước đó, trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu tổ chức tại Brussels trong hai ngày 17-18/4, nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước EU đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên khẩn trương cung cấp cho Kiev khả năng phòng không và đạn dược bổ sung, cũng như đẩy nhanh việc tìm giải pháp pháp lý để tịch thu tài sản có chủ quyền của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng ở EU, vì lợi ích của Ukraine.

Trước những động thái rốt ráo này từ Mỹ và EU, phía Nga nhiều lần lên tiếng rằng, bất kỳ nỗ lực nào nhằm chiếm đoạt vốn hoặc lợi ích của họ đều sẽ bị coi là "cướp bóc" và đã cảnh báo về những đòn đáp trả cứng rắn.

Ngày 28/4, hàng loạt quan chức Nga đồng loạt dọa sẽ phản ứng “nghiêm khắc”, cũng như hứa hẹn tung ra nhiều biện pháp pháp lý hay thậm chí là động thái “ăn miếng trả miếng”, nếu phương Tây tịch thu các tài sản Nga bị đóng băng.

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thừa nhận, nước này không "nắm trong tay" đủ tài sản nhà nước của Mỹ để trả đũa một cách tương xứng. Thay vào đó, Nga sẽ phải "đánh" vào túi tiền của các nhà đầu tư tư nhân - một bước đi mà ông Dmitry Medvedev cho rằng sẽ "không kém phần đau đớn".

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng thông tin, vẫn còn rất nhiều tiền phương Tây ở Nga có thể trở thành mục tiêu của các biện pháp đáp trả của Moscow. Chính phủ Nga cũng sẽ theo đuổi các thách thức pháp lý chống lại việc tịch thu tài sản của nước này.

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Pháp, kết thúc chuyến công du cấp nhà nước kéo dài 2 ngày mà trong đó ...

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Cuộc gặp 3 bên 'bất ổn', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khó tạo bước ngoặt lịch sử với châu Âu

Trong cuộc gặp 3 bên, EU đang ngày càng cứng rắn hơn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, khi chung mối lo ngại ...

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024 trong nước tiếp tục tăng nhanh và lập kỷ lục mới, trong bối cảnh vàng thế giới neo cao. Trong ...

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Hiện tượng El Nino gây khô hạn, làm tăng nguy cơ mất mùa cà phê thời gian qua tại các vùng trồng trên thế giới ...

Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine triển khai chiến dịch bắn phá các nhà máy lọc dầu bên trong nước Nga, làm giảm nguồn cung năng lượng của Moscow và ...

(theo Ukrinform)