TIN LIÊN QUAN | |
Kêu gọi tăng cường viện trợ phòng 3 bệnh nguy hiểm nhất thế giới | |
Hoạt động nhân đạo đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả |
Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn An Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu cho biết, Việt Nam đang hội nhập một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thể hiện qua việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, trong đó có hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Cơ cấu nền kinh tế đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, và cùng với sự dịch chuyển đó là sự dịch chuyển lao động. Một bộ phận lớn lao động ở nông thôn di cư ra các khu vực phát triển công nghiệp tập trung ở các đô thị, và vùng cận đô thị.
Theo Viện Nghiên cứu châu Âu, sự di cư của người lao động không có tính bền vững. Họ rất khó định cư tại nơi làm việc, rất dễ mất việc làm và phải quay về quê ở độ tuổi trên 35. Bên cạnh đó, trong khi làm việc, một bộ phận rất lớn trong lực lượng lao động còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện làm việc và điều kiện sinh sống. Điều này sẽ gây những khó khăn, áp lực cho bản thân người lao động và hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.
PGS. TS Nguyễn An Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Dung Nguyễn) |
“Với tình hình phát triển như vậy, sự tham gia của các tổ chức xã hội vào việc hỗ trợ người lao động là hết sức cần thiết, góp phần bổ trợ cho các hoạt động của tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức xã hội có liên quan đến lao động cũng góp phần vào việc giám sát sự thực thi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác, trong đó có Hiệp định EVFTA”, PGS. TS Nguyễn An Hà Hà nhấn mạnh.
Theo ông Tom Corrie – Phó ban Hợp tác Phát triển, Tham tán Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, EU hiện đang là một trong những đối tác quan trọng và là nhà tài trợ lớn của rất nhiều dự án tại Việt Nam.
Ông Tom Corrie khẳng định, số lượng các tổ chức xã hội đang không ngừng tăng lên và đang đóng góp ngày càng quan trọng vào đời sống xã hội của Việt Nam và EU. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà EU đang tham gia, bao gồm cả EVFTA đều có những điều khoản cao hơn, tổng quát hơn về phát triển bền vững.
“Các hoạt động giao thương phải đi đôi với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường…Và các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát quá trình này. Tôi hy vọng, dự án này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, năng lực của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, từ đó có những hỗ trợ tốt hơn cho người lao động, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU”, ông Tom Corrie nhấn mạnh.
Dự án “Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội và công nhân” của Viện Nghiên cứu châu Âu đã được phía EU đánh giá cao và lựa chọn để tài trợ. Dự án kéo dài 48 tháng, từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2021.
Tạo cầu nối giữa báo chí và các tổ chức xã hội Ngày 9/3 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt ... |
Phòng, chống HIV/AIDS cần sự đồng hành, chia sẻ của cộng đồng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng với sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong và ngoài ... |
ASEAN: Phát triển xã hội dân sự để hiện thực hóa mục tiêu Cộng đồng vì người dân ASEAN phải nỗ lực để Hiệp hội không phải là một “câu lạc bộ của giới thượng lưu” mà là một ngôi nhà chung của ... |