TIN LIÊN QUAN | |
27 thành viên EU sẽ tự tin và mạnh mẽ hơn | |
Thượng đỉnh EC: Trong không ấm, ngoài không êm |
Đồng thuận về Brexit
Các nhà lãnh đạo EU muốn thể hiện rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ được xử lý một cách cứng rắn và hiệu quả. Họ đã không cho phép vấn đề Brexit choán phần nhiều thời gian chương trình nghị sự của cuộc họp thượng đỉnh và dành phần lớn “năng lượng” của mình để giải quyết các vấn đề chung của 27 nước như hội nhập, gắn kết sâu hơn nữa giữa các nước thành viên trong các vấn đề như hợp tác quốc phòng và đồng tiền chung của khối.
Tờ The Financial Times ngày 24/6 cho rằng, nhận thức mới này của các nước thành viên EU là có thực, nhưng không sâu sắc. Đó chỉ là bề nổi, còn thực chất thì sự phân chia và bất đồng vẫn tồn tại trong các nước thành viên EU - đặc biệt là đối với vấn đề quản lý khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vấn đề thương mại, người tị nạn và trên hết là vấn đề cư xử với các nước thành viên ở khu vực Đông và Trung Âu.
Hội nghị Thượng đỉnh EU lần này có mục đích phát đi thông điệp thống nhất đoàn kết của EU. Thủ tướng Anh Theresa May đã gửi đến lãnh đạo các nước EU một đề xuất hào phóng về quyền của các công dân EU hiện đang sống tại Anh, song phản ứng của các lãnh đạo EU là "không quá ấn tượng" đối với đề xuất này và còn cho rằng đề xuất này quá chung chung, không đi vào chi tiết.
EU không cho phép vấn đề Brexit choán nhiều thời gian của cuộc họp thượng đỉnh, mà dành phần lớn “năng lượng” của mình để giải quyết các vấn đề chung của 27 nước thành viên. (Nguồn: The Herald) |
Thủ tướng May đã nhận được sự đón tiếp lạnh nhạt tại Brussels, trong khi các nhà lãnh đạo EU rất nhiệt tình chúc mừng tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại buổi tham dự đầu tiên của ông tại Hội đồng châu Âu. Chiến thắng lớn của ông Macron trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp hồi tháng 5 là bằng chứng thể hiện sự thất bại của thế lực dân túy trong nỗ lực chống lại một Liên minh châu Âu đang bị yếu thế. Các nhà lãnh đạo EU đã nhiệt liệt tán dương tân Tổng thống Pháp là người có lập trường ủng hộ sự gắn kết Liên minh châu Âu.
Tổng thống Macron được cho là có thể sẽ làm sống lại những ý tưởng về việc sẽ tạo ra một Bộ trưởng Tài chính chung cho cả khu vực đồng tiền chung, cũng như một ngân sách chung – những ý tưởng mà người tiền nhiệm của ông – cựu Tổng thống François Hollande từng không mấy hào hứng. Các nhà lãnh đạo EU cũng tỏ ra nồng nhiệt hưởng ứng đề xuất của ông Macron về việc EU cần làm nhiều hơn nữa để xử lý những hoạt động thương mại không công bằng và không hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động đấu thầu mua lại, thâu tóm các công ty của EU.
Một số nhà lãnh đạo EU cho rằng, tiến bộ có ý nghĩa thực sự tại Hội nghị Thượng đỉnh lần này là vấn đề quốc phòng - đặc biệt là sự đồng thuận trong các đề xuất lập ra quỹ quốc phòng châu Âu và một chương trình phát triển công nghiệp châu Âu. Nếu như những ý tưởng này có kinh phí đầy đủ và được thực hiện đúng theo ý tưởng ban đầu, thì sẽ giúp phát triển được bản sắc riêng của quốc phòng EU - một ý tưởng được đưa ra từ những năm 1950.
Nhưng không thống nhất trong vấn đề nhỏ hơn
Tuy nhiên, bên cạnh những ý tưởng và những nguyên tắc đề cao sự thống nhất của mình, đã xảy ra những tranh cãi giữa các nước thành viên EU ở cấp chuyên gia xung quanh việc nước nào sẽ tiếp nhận trụ sở mới của các cơ quan y tế và ngân hàng EU khi chúng phải chuyển ra khỏi London sau khi Anh chính thức ra khỏi EU vào tháng 3/2019. Tranh cãi này đã không tìm được tiếng nói chung và phải để lại cho các cuộc họp tiếp sau.
Ở một mức độ nào đó, bất đồng này chỉ là việc nhỏ nhưng đã chạm đến một trong những chia rẽ to lớn nhất trong Liên minh châu Âu - đó là sự chia rẽ giữa một nước Pháp mới nổi lên đầy tự tin và đang khẳng định mình và một bên là nhóm các nước ở Đông Âu, đứng đầu là Ba Lan, cảm thấy họ đang bị đối xử không công bằng. Sự cần thiết có lập trường cứng rắn và thống nhất đối với vấn đề Brexit đã tạo ra sự gắn kết 27 nước EU với nhau, nhưng trong những vấn đề khác, sự chia rẽ giữa các nước thành viên EU lại nổi lên.
Một số lãnh đạo các nước EU, trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (là người Ba Lan) và tân Thủ tướng Ireland Leo Varadkar, đã bắt đầu công khai nói về ý tưởng nước Anh có thể sẽ không rời khỏi EU nữa. Những vị lãnh đạo khác như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker dường như cũng không hào hứng với ý tưởng mở cửa đón nhận lại nước Anh.
Trong khi đó, trên thực tế bà May dù đang bị bao vây tứ phía, nhưng chẳng hề có biểu hiện gì về việc sẽ nghĩ lại câu chuyện Brexit. Hơn nữa, thêm một câu hỏi cũng được đặt ra là liệu bà Theresa May có giữ được chức Thủ tướng Anh trong 2 năm tới nữa hay không?
Anh sẽ bảo vệ quyền lợi cho công dân EU hậu Brexit Theo đó, London cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho 3 triệu công dân EU hiện sinh sống tại Anh. |
Brexit: Bà May yếu thế, EU ghi điểm 19/6 - ngày khời động tiến trình đưa Anh ra khỏi EU (Brexit) đã tới rất gần, nhưng kết quả cuộc bầu cử sớm đã ... |