Thỏa thuận trung chuyển khí đốt từ Nga sang các nước EU qua các đường ống ở Ukraine sẽ bị 'khai tử' vào cuối năm nay. (Nguồn: AP) |
Vào cuối năm 2019, Moscow và Kiev đã ký hợp đồng trung chuyển thời hạn 5 năm, theo đó tập đoàn Nga Gazprom đảm bảo bơm 65 tỷ m³ khí đốt trong năm đầu tiên và 40 tỷ m³ khí đốt trong 4 năm tiếp theo đến các nước như Áo, Slovakia, Italy và Hungary.
Tin liên quan |
Xung đột ở Ukraine góp công giúp châu Âu thoát 'bẫy' khí đốt Nga, rủi ro vẫn còn |
Hợp đồng nói trên sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Phía Ukraine khẳng định "sẽ không đàm phán với Nga và gia hạn hợp đồng".
Politico nhận định: “Như vậy có nghĩa là EU sắp tới sẽ mất khoảng 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu, chủ yếu là ở miền Trung và Đông-Nam châu Âu. Nếu sự mất mát này xảy ra trong bối cảnh đợt rét đậm kéo dài, thì sẽ là “kịch bản xấu nhất” đối với các nước phụ thuộc vào trung chuyển khí đốt qua Ukraine”.
Việc ngừng cung cấp qua Ukraine sẽ dẫn đến tăng chi phí nhập khẩu khí đốt do phải tìm kiếm những tuyến đường thay thế, trong khi giá thành lưu trữ nhiên liệu “sẽ khiến việc đa phương hóa này trở nên phức tạp và tốn kém hơn”.
Tờ báo dẫn một tài liệu nội bộ của EU cảnh báo rằng, có nguy cơ giá năng lượng cao hơn trong mùa Đông này và Liên minh đang họp với các nước để chuẩn bị cho các "trường hợp xấu nhất".
Nhà phân tích cấp cao thuộc công ty tình báo thị trường ICIS Aura Sabadus cho rằng, viễn cảnh này đang tạo ra sự lo lắng trên toàn khu vực, trong đó, Áo, Hungary và Slovakia có thể sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng lớn nhất.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, đang "đối thoại chặt chẽ" với các quốc gia EU bị ảnh hưởng, song, Politico dẫn lời một quan chức Trung Âu giấu tên cho biết: “Chúng tôi thực sự có những lo ngại... Nếu tuyến trung chuyển qua Ukraine ngừng lại, an ninh khí đốt của chúng tôi có thể bị đe dọa".
| Châu Âu cự tuyệt khí đốt Nga, Tây Balkan theo đuổi tham vọng táo bạo, giấc mơ viển vông hay thực tế? Tây Balkan cần tăng nhanh công suất sản xuất năng lượng Mặt trời để có thể xuất khẩu sang các nước khác, hiện thực hóa ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/2): Nga tăng trưởng mạnh mẽ, dân Đức ‘oằn lưng’ gánh chi phí nhiên liệu, Hong Kong sẵn sàng ‘cất cánh’ trở lại Nga không sụp đổ mà tăng trưởng mạnh mẽ, chi phí nhiên liệu ở Đức tăng cao, Mỹ lạc quan, đợt suy giảm bất động ... |
| Lộ thời điểm EU chấm dứt hoàn toàn mua khí đốt Nga, EC tự tin làm một việc Ngày 28/2, tại Brussels, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Tim McPhie cho biết, tổng khối lượng vận chuyển khí đốt Nga ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã ... |
| Lên án nguyên do tác động đến an ninh năng lượng, các nhà xuất khẩu khí đốt GECF quyết tâm làm một việc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ bảy giữa các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt ... |