TIN LIÊN QUAN | |
Nam tài tử Daniel Craig tái xuất với hình ảnh điệp viên James Bond | |
Điệp viên Triều Tiên: Công việc bí ẩn và nguy hiểm |
Hình ảnh những điệp viên Nga sống và làm việc giữa các công dân bình thường để che đậy thân phận và đánh cắp bí mật quốc gia tưởng như chỉ có trong những bộ phim hành động Hollywood nghẹt thở, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không tồn tại.
Theo CNN, trong thế giới thật, ít có khả năng hàng xóm, đồng nghiệp hay người đưa thư đến nhà bạn thực ra là một điệp viên Nga bí mật. Dù vậy “nghệ thuật gián điệp” trong thế giới tình báo quốc tế vẫn chưa hề lỗi thời, đặc biệt là giữa Mỹ và những đối thủ trong Chiến tranh lạnh.
Với sự phát triển của chiến tranh thông tin và tình báo mã hóa, "trò chơi điệp viên" có những thay đổi to lớn kể từ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, chiến thuật về cách chọn lọc, chiêu mộ và điều khiển các nguồn tin về cơ bản vẫn được giữ như cũ.
Các chiến thuật “Điệp viên 101” này được nêu ra trong tài liệu của FBI về một vụ việc năm 2015, liên quan đến nhân vật “Male 1” - được cho là mục tiêu chiêu mộ của 2 đặc vụ tình báo Nga. Cựu cố vấn Carter Page của Tổng thống Donald Trump sau này thừa nhận với CNN rằng ông là người được đề cập đến trong các tài liệu.
Dù vậy, ông Page phủ nhận mọi cáo buộc làm điều sai trái và nói rằng không nhận thức được về việc bị các điệp viên Nga tiếp cận.
Carter Page, cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump cho biết mình từng là mục tiêu chiêu mộ của tình báo Nga. (Nguồn: CNN) |
Theo tài liệu của FBI, bước 1 của quá trình tuyển dụng, các điệp viên hoặc nguồn tin tình báo sẽ xác định liệu một cá nhân có đủ phẩm chất để trở thành mục tiêu hay không. Các yếu tố được xét đến bao gồm tính cách, nghề nghiệp và mối quan hệ.
Như trong trường hợp của Page, các điệp viên Nga được cho là thiết lập liên lạc qua email sau khi gặp ông tại một hội thảo về năng lượng.
Các điệp viên sẽ cố gắng phát triển mối quan hệ với mục tiêu, tìm hiểu về tiểu sử người này và thăm dò xem họ có sẵn sàng chia sẻ thông tin hay không, dù là thông tin có thể được tiếp cận rộng rãi.
Bên cạnh đó, các điệp viên cũng tìm kiếm và xác định những điểm yếu có thể sử dụng để gây áp lực khiến mục tiêu làm theo những gì họ yêu cầu, như đe dọa tiết lộ bí mật hoặc đề nghị trả tiền.
Tiếp theo, các điệp viên sẽ tìm cách thuyết phục đối tượng tham gia chia sẻ thông tin. Từ tài liệu của FBI, các điều tra viên kết luận những phương pháp được sử dụng để chiêu mộ có thể bao gồm lừa gạt, hứa hẹn lợi ích nhằm dụ dỗ đối tượng.
Điều quan trọng là đối tượng có dấu hiệu sẵn sàng chia sẻ và hợp tác, nên các thông tin được yêu cầu trong giai đoạn này có thể là những thông tin hợp pháp được công bố rộng rãi.
Quá trình chiêu mộ thành công điệp viên hoặc một nguồn tin tình báo căn cứ vào bước cuối cùng. Khi đó điệp viên quyết định hợp tác với mục tiêu bằng cách đề nghị chia sẻ thông tin nhạy cảm.
Siêu điệp viên Jason Bourne chính thức trình chiếu Bắt đầu từ 29/7, bộ phim hành động “Siêu điệp viên Jason Bourne” - câu chuyện ly kỳ về siêu điệp viên trong bối cảnh ... |
Bật mí đời điệp viên Bề nổi của "tảng băng chìm" "Chiến tranh Việt Nam sản sinh ra những câu chuyện, những nhân cách lạ kỳ. Nhưng không có gì giống với phóng viên tờ Time ... |
Báo cáo gián điệp kinh tế: Nên phản ứng thế nào? Văn phòng điều hành phản gián quốc gia Mỹ đã đưa ra trước Quốc hội nước này một báo cáo gây sốc có tiêu đề: ... |