TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Trung Quốc: Tìm lại đòn bẩy tăng trưởng | |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kết thúc: Đừng vội hy vọng! |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 6/3, các nhà chế tạo tại nước này đang ngày càng quan ngại về triển vọng tăng trưởng trước những tác động từ căng thẳng thương mại, khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong nước.
Phần lớn trong số 12 chi nhánh của Fed báo cáo hoạt động chế tạo tại khu vực của họ vẫn ổn định hoặc đi lên.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) |
Thậm chí, chi nhánh Fed tại San Francisco đã dẫn lời của một nhà sản xuất thép ở Oregon cho biết, hoạt động trong ngành này khá mạnh, do sức ép cạnh tranh từ nước ngoài yếu đi nhờ các chính sách thương mại của Washington.
Tuy nhiên, báo cáo của Fed cũng cho thấy nhiều nhà chế tạo đã tỏ ý lo ngại về nhu cầu trên thị trường quốc tế yếu đi, chi phí gia tăng do tranh chấp thuế quan và những bất ổn xung quanh các chính sách thương mại hiện hành.
Chi nhánh của Fed ở Cleveland chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và triển vọng tăng trưởng của ngành chế tạo Mỹ như tăng trưởng kinh tế toàn cầu “hạ nhiệt,” nhất là ở châu Âu và Trung Quốc, những bất ổn liên quan đến biện pháp áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu, cùng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra.
Bên cạnh đó, lòng tin người tiêu dùng yếu đi cũng ảnh hưởng đến ngành chế tạo nước này.
Trong khi đó, thị trường lao động thắt chặt tiếp tục là cản lực cho đà tăng trưởng kinh tế Mỹ. Diễn biến đó bắt buộc các công ty và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực phải tăng lương và quan tâm tới các lợi ích khác cho cả lao động có trình độ tay nghề cao lẫn thấp.
Báo cáo của Fed cũng chỉ ra thị trường lao động Mỹ vẫn thiếu hụt nguồn nhân công cho các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin, chế tạo, vận tải, nhà hàng và xây dựng ở tất cả các trình độ.
John Williams, Chủ tịch chi nhánh Fed ở New York, trong cùng ngày cũng dự báo rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm tốc đáng kể trong năm nay và có thể xuống quanh mức 2%, sau khi những lực đẩy từ các biện pháp kích thích kinh tế hồi năm ngoái phai nhạt dần.
Những nhận định của Fed cũng tương đồng với các nội dung trong báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) và mới đây nhất là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2019 mới công bố ngày 6/3, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng cả kinh tế Mỹ lẫn kinh tế thế giới trong năm nay, do tác động từ một loạt yếu tố trong đó có các xung đột thương mại giữa các nước và tác động từ Brexit, chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu.
Tổng thống Trump: Đồng USD quá mạnh ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của Mỹ Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Fed và Chủ tịch Jerome Powell vì đã tăng mức lãi suất tới 4 ... |
Mỹ: Fed hối thúc Quốc hội hành động nhằm ngăn chặn kịch bản vỡ nợ Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã lên tiếng hối thúc Quốc hội nước này hành động nhanh chóng ... |
Fed dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng vững chắc dù với tốc độ chậm trong năm 2019 và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ... |