Festival Huế 2024 nhấn mạnh tinh thần di sản văn hóa với hội nhập và phát triển

Lê An
Sau 24 năm tổ chức thường niên, Festival Huế năm nay trở lại với diện mạo mới mẻ, đặc sắc nêu bật những điểm khác biệt với các lễ hội khác ở Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chiều 9/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (7-12/6).

Festival Huế 2024 nhấn mạnh tinh thần di sản văn hóa với hội nhập và phát triển
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu tại buổi hợp báo. (Ảnh: Lê An)
Tin liên quan
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Tham dự buổi họp báo có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet.

Sự kiện còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, đại diện các nhà tài trợ và đông đảo phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật, từng bước khẳng định vị thế, củng cố thương hiệu Festival mang tầm quốc gia và có tính quốc tế, góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Festival với vẻ đẹp của bốn mùa

Theo ông Nguyễn Văn Phương, trong nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hoá đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn khi đưa người dân và du khách trở thành chủ thể sáng tạo lẫn chủ thể hưởng thụ.

Tại đây, không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn hay các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.

Festival Huế góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, đóng góp vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: “Với định hướng 4 mùa lễ hội, Festival sẽ bao gồm các lễ hội truyền thống từ cung đình, dân gian, tôn giáo đến nghệ thuật đương đại được trải dài trong năm, phù hợp với thực tế địa phương, thuận tiện cho du khách và công chúng tham gia, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành du lịch định kỳ”.

Theo đó, Lễ hội mùa Xuân - Xuân Cố đô (tháng 1 - 3) nổi bật là các hoạt động Tết cung đình, không gian văn hóa Tết truyền thống và các lễ hội dân gian vô cùng phong phú, độc đáo, thu hút sự hưởng ứng, tham gia của du khách.

Lễ hội mùa Hạ - Kinh thành tỏa sáng (tháng 4 - 6) với điểm nhấn Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 góp phần giới thiệu, quảng bá hướng đến xây dựng Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Lễ hội mùa Thu - Huế vào Thu (tháng 7 - 9) trọng tâm là chương trình Tết Trung thu với Hội đèn lồng Huế 2024, kết hợp hoạt động Quảng diễn Lân – Sư – Rồng đường phố, trưng bày, sắp đặt, rước đèn, trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống, giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa chơi Trung thu của người Việt.

Lễ hội mùa Đông - Mùa Đông xứ Huế (tháng 10 - 12) điểm nhấn là Tuần lễ Âm nhạc Huế 2024 và kết thúc bằng chương trình Countdown tạm biệt Festival Huế 2024 - chào đón năm mới 2025.

Festival Huế 2024 nhấn mạnh tinh thần di sản văn hóa với hội nhập và phát triển
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Lê An)

Nơi phát huy giá trị ngoại giao văn hóa

Điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Tuần lễ hứa hẹn đem đến cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao đến từ các châu lục diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở Điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, vườn Thiệu Phương (Đại Nội Huế); các sân khấu cộng đồng bia Quốc Học, công viên 3/2 và khắp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh các chương trình, hoạt động chính, còn có các hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa và nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng khác.

Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định Festival Huế đã trở thành một trong những sự kiện mang tính thương hiệu, uy tín không chỉ đối với Huế mà còn của Việt Nam; được đánh giá là sự kiện thể hiện sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, với những sắc màu văn hóa của Huế, văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Bà Nguyễn Minh Hằng cũng chỉ ra những ý nghĩa nổi bật của sự kiện văn hóa hết sức quan trọng này: đề cao các giá trị di sản, văn hóa, đề cao việc bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị di sản, thúc đẩy gắn kết vì hòa bình phát triển dân tộc; tiếp tục tôn vinh văn hóa Huế, nơi hội tụ di sản được UNESCO ghi danh; không chỉ quảng bá văn hóa Huế mà còn quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc, đa dạng, phong phú; có ý nghĩa quan trọng tạo ra cơ hội thúc đẩy hợp tác, giao lưu, kết nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới; sự kiện thúc đẩy bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thúc đẩy du lịch.

Thời gian qua, Bộ Ngoại giao luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa cho tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của tỉnh trong tổ chức thành công Festival Huế 2024.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng kỳ vọng, thành công của Festival Huế 2024 sẽ tiếp tục đóng góp vào hành trình bảo tồn, tôn vinh và phát triển giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.

Khẳng định Festival Huế đã hình thành từ một hoạt động giao lưu Việt Pháp từ 1999 và kéo dài đến nay, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival, cho biết: “Từ năm 1999 đến nay, tỉnh đã hợp tác với Pháp – một đối tác truyền thống và rất hiệu quả. Bởi vậy, yếu tố quốc tế luôn là điểm nhấn, là thương hiệu chúng tôi dày công duy trì suốt nhiều năm".

Tại đây, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cũng chia sẻ: “Kể từ lần hợp tác kỳ lễ hội đầu tiên năm 1999, 24 năm qua, chúng tôi luôn đồng hành cùng UBND Thừa Thiên Huế tôn vinh giá trị di sản văn hóa. Trong Festival Huế năm nay, lễ hội ánh sáng lấy cảm hứng từ chất liệu di sản Huế và công nghệ hiện đại phương Tây được kỳ vọng đưa du khách bước vào một cuộc dạo chơi ảo diệu và đầy chất thơ”.

Festival Huế 2024 nhấn mạnh tinh thần di sản văn hóa với hội nhập và phát triển
Các nghệ sĩ múa dân gian đến từ Hàn Quốc. (Nguồn: BTC)

Theo Ban tổ chức Festival Huế 2024, đến nay đã có 12 đoàn nghệ thuật quốc tế của 7 quốc gia trên thế giới đăng ký tham gia biểu diễn tại Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Đây là nơi hội tụ những chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của các đoàn nghệ thuật quốc gia châu Á, như: Đoàn vũ kịch Chiết Giang (Trung Quốc), Đoàn nghệ thuật Múa trống Kobugakudan URAKAJI của thành phố Okinawa (Nhật Bản), Đoàn nghệ thuật dân gian Sae nyuk, Hiệp hội Văn hóa và nghệ thuật Hàn Quốc - chi hội Yangpyeong (Hàn Quốc)…

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 sẽ diễn ra các hoạt động, chương trình chính liên tục trong 6 ngày: Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024, Lễ hội đường phố Sắc màu văn hóa, chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, chương trình âm nhạc Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình yêu tìm thấy, Lễ hội ánh sáng, Lễ hội bia, Lễ hội ẩm thực chay và Lễ hội hoa đăng, Ngày hội Sóng nước Tam Giang, chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ.

Khám phá sắc màu văn hoá qua cuộc thi Sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2024

Khám phá sắc màu văn hoá qua cuộc thi Sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2024

Chiều 16/4, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức thành công cuộc thi “Sân khấu hoá văn học Hàn Quốc 2024” ...

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Mới đây, tại phiên thẩm tra dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm ...

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM ...

Xúc động chương trình 'Binh đoàn bất tử' tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Xúc động chương trình 'Binh đoàn bất tử' tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Ngày 3/5, chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ đã được tổ chức nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Nga đã ...

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Ngày 5/5, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Phiên bản di động