TIN LIÊN QUAN | |
Intel, Facebook phát triển chip máy tính cho trí thông minh nhân tạo | |
Mỹ bác đề xuất của Pháp đánh thuế thu nhập các tập đoàn công nghệ |
Phát biểu sau Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ G7 tại đảo Ischia của Italy ngày 20/10, Bộ trưởng Nội vụ Italy Marco Minniti cho biết, kết quả trên là những bước đi đầu tiên hướng tới thành lập một liên minh lớn vì tự do, đồng thời nhấn mạnh thực tế đáng lo ngại là các phần tử thánh chiến đang lợi dụng Internet để gieo rắc tư tương cực đoan, huấn luyện và chiêu mộ tân binh.
Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ G7 tại đảo Ischia của Italy ngày 20/10 |
Các bộ trưởng cũng cho rằng, sự hợp tác trên sẽ giúp các trang mạng xã hội nhanh chóng gỡ bỏ những nội dung cực đoan trong vòng 2 giờ sau khi các nội dung đó được đăng tải. Ngoài ra, G7 cũng kêu gọi các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới trên hợp tác với các đối tác nhỏ hơn nhằm tăng cường chống chủ nghĩa cực đoan.
Các Bộ trưởng Nội vụ G7 cũng thảo luận cách thức ngăn chặn những phần tử cực đoan trở về từ Iraq và Syria trở thành những mối đe dọa an ninh với những mà chúng trở về, cũng như cách thức đối phó với những đối tượng này.
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Elaine Duke cho rằng, những phần tử cực đoan đang gia tăng hoạt động trên môi trường mạng, do đó các nước cần phải khẩn trương ngăn chặn những hành động này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd nhấn mạnh các tập đoàn công nghệ không chỉ chú trọng tới gỡ bỏ những nội dung cực đoan mà còn phải có các biện pháp ngăn chặn chúng được tải lên ngay từ đầu.
Hội nghị các bộ trưởng nội vụ G7 kéo dài 2 ngày (từ ngày 19/10) với nội dung trọng tâm là mối đe dọa khủng bố mới nhằm vào các nước phương Tây.
Ngoài các Bộ trưởng Nội vụ G7 (bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức Italy, Nhật Bản và Mỹ) còn có Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề di cư Dimitris Avramopoulos, Ủy viên châu Âu phụ trách an ninh Julian King, Tổng Thư ký Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) Jurgen Stock, cùng các đại diện của nhiều tập đoàn lớn về công nghệ như Google, Facebook và Twitter.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các tay súng tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, trong đó có nhiều phần tử là công dân phương Tây, thất bại liên tiếp tại chiến trường Trung Đông, cụ thể là Iraq và Syria.
Điều này làm dấy lên lo ngại các đối tượng bị cực đoan hóa này sẽ trở về nước (các nước phương Tây) và tiến hành các vụ tấn công khủng bố.
Bộ trưởng Nội vụ Italy Minniti ước tính khoảng 25.000-30.000 tay súng nước ngoài từ 100 nước đã gia nhập IS. Một số phần tử đã bị tiêu diệt, trong khi những tay súng còn lại sẽ tìm cách trở về châu Âu và Bắc Phi.
Chống biến đổi khí hậu: Sự chia rẽ “chưa từng có” trong G7 Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) diễn ra tại thành phố Bologna, miền Bắc Italy, ... |
Mỹ không nhất trí Tuyên bố chung của G7 về biến đổi khí hậu Trong tuyên bố chung của Nhóm các nước công nghiệp pháp triển hàng đầu thế giới (G7) đưa ra ngày 12/6, Mỹ đã không tán ... |
G7 thông qua tuyên bố chung về chống chủ nghĩa khủng bố Kết thúc ngày làm việc đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 tại thành phố ... |