TIN LIÊN QUAN | |
Đức: 2,3 triệu lao động trong lĩnh vực công được tăng lương | |
13 triệu người Mỹ sẽ thất nghiệp do tự động hóa |
Trước thực trạng đó, ILO nhấn mạnh việc chuyển tiếp sang nền kinh tế chính thức là chìa khóa để đảm bảo quyền của người lao động cũng như những điều kiện làm việc thỏa đáng.
Theo bà Rafael Diez de Medina, Giám đốc Bộ phận Thống kê của ILO, tỷ lệ quá cao lao động không chính thức dưới mọi hình thức đã và đang gây ra vô số hậu quả tai hại cho người lao động, doanh nghiệp và các xã hội, đồng thời là thách thức lớn đối với nỗ lực đem lại công việc tươm tất cho tất cả mọi người.
Báo cáo của ILO nêu rõ đối với hàng trăm triệu người lao động, phi chính thức đồng nghĩa với việc thiếu sự bảo vệ của xã hội, quyền tại nơi làm việc và điều kiện lao động thỏa đáng trong khi đối với các doanh nghiệp, điều này có nghĩa là năng suất thấp và thiếu sự tiếp cận nguồn tài chính.
Tại châu Phi, 85,8% lực lượng lao động là phi chính thức. Tỷ lệ này là 68,2% tại châu Á - Thái Bình Dương, 68,6% tại các nước Arab, 40% tại châu Mỹ và chỉ có hơn 25% tại châu Âu và Trung Á. Tổng cộng, 93% lao động không chính thức của thế giới tập trung ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển.
Xe kéo trong khu phố cổ của Delhi của Ấn Độ. (Nguồn: UN) |
Báo cáo cũng cho thấy rằng tỷ lệ nam giới trong lao động phi chính thức (63%) cao hơn so với tỷ lệ nữ giới (58,1%).
ILO cho hay, trong số 2 tỷ lao động phi chính thức trên thế giới, chỉ có hơn 740 triệu người là nữ giới.
Theo ILO, giáo dục là nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ phi chính thức của lực lượng lao động. Trình độ giáo dục tăng sẽ làm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức.
Những người học hết cấp hai hoặc cấp ba sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm chính thức hơn so với những người không đi học hoặc chưa hoàn tất chương trình giáo dục cơ bản. Ngoài ra, số lao động phi chính thức tại khu vực nông thôn cao gần gấp đôi con số này ở các khu vực thành thị.
ILO công bố những phát hiện trên trong báo cáo mới nhất có tên “Nữ giới và Nam giới trong nền kinh tế phi chính thức: Một bức tranh thống kê” trong đó tập hợp dữ liệu từ hơn 100 quốc gia.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh những số liệu cụ thể nêu trên có ích cho việc đề ra những chính sách hiệu quả để giải quyết tình trạng lao động phi chính thức.
Vì sao Nga đang khát lao động? Báo Vedomosti của Nga số ra ngày 16/3 cho biết vì thiếu nhân lực mà tiền lương đang tăng nhanh hơn sản xuất tại Nga. |
Hàn Quốc nâng lương tối thiểu, cam kết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Chính phủ Hàn Quốc, đại diện người lao động và cơ quan quản lý lao động Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận về nâng ... |
ILO nỗ lực hỗ trợ lao động phi chính thức Vừa qua, tiêu chuẩn toàn cầu mới chuyển hàng trăm triệu công nhân từ nền kinh tế phi chính thức sang khu vực việc làm ... |