Gặp người khai quật tinh hoa dưới lòng đất

Linh Chi
Có dịp trò chuyện với TS. Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, tôi mới hiểu vì sao văn hóa Sa Huỳnh lại được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Linh Chi)
TS. Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Linh Chi)

Tôi gặp TS. Đoàn Ngọc Khôi nhân chuyến công tác, cùng đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam đến tìm hiểu, khám phá về văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi (3-6/8). Mở đầu cuộc trò chuyện, vị tiến sĩ chia sẻ, văn hóa Sa Huỳnh như một cái duyên, gắn chặt 35 năm cuộc đời ông và “tôi mê lắm, đôi khi, câu chuyện văn hóa này tràn ngập cả trong giấc mơ...”.

Trong không gian trưng bày của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi và Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh, có rất nhiều hiện vật của người Sa Huỳnh thời sơ kỳ đá, sơ kỳ sắt do chính TS. Khôi phát hiện. Có những hiện vật thuộc diện vô cùng quý hiếm - được ví như tinh hoa dưới lòng đất - với tâm điểm là những bộ trang sức của cư dân Sa Huỳnh cách đây hơn 2.000 năm.

Vén màn bí ẩn

TS. Đoàn Ngọc Khôi kể rằng, năm 1909, nhà khảo cổ M. Vinet (người Pháp) nghe tin dân chúng làm phát lộ một khu mộ nên quyết định đến tận nơi để tìm hiểu rồi phát hiện ở vùng cồn cát cạnh đầm An Khê (nay thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, vùng ven biển Sa Huỳnh) một khu mộ chum.

Trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (B.E.F.E.O), ông M. Vinet viết: “Một kho chum ước tính khoảng 200 chiếc vùi không sâu trong cồn cát ven biển. Những chiếc chum bằng đất này có chiều cao trung bình 0,80m, khác nhau về cách tạo dáng trong chứa những chiếc nồi, bình bằng gốm và những đồ trang sức bằng đá quý, thuỷ tinh”.

Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi nói: “Đó được xem như thông báo đầu tiên về văn hóa Sa Huỳnh”.

Từ khu mộ nói trên, trải qua nhiều đợt khai quật, các nhà khảo cổ học người Pháp liên tục phát hiện các dấu vết của một nền văn hóa thời tiền sử, tìm thấy khoảng 500 mộ chum có chứa nhiều loại đồ tùy táng phân bố dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

TS. Khôi khẳng định, Quảng Ngãi được xem là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu.

Sau nhiều lần khảo sát, TS. Đoàn Ngọc Khôi cùng cộng sự tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm xóm Ốc (Lý Sơn). Qua khai quật đã xuất lộ tầng văn hóa của cư dân xóm Ốc dày trên 1,5m. Đặc biệt là có mộ táng xen lẫn trong tầng văn hóa, gồm có mộ chum, mộ vò. Điều này chứng minh niên đại văn hóa Sa Huỳnh ở Lý Sơn kéo dài từ giai đoạn sớm đến muộn.

Tin liên quan
Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh

Sau đó, TS. Khôi tiếp tục tham gia khai quật khảo cổ tại suối Chình (Lý Sơn), phát hiện mộ vò, mộ nồi và các tầng văn hóa vỏ nhuyễn thể đan xen với gốm, đây là giai đoạn muộn của nền văn hóa ở xóm Ốc. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh cư trú trên đảo Lý Sơn khoảng từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên và kết thúc ở khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

“Một trong những thành tựu của văn hoá Sa Huỳnh là kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và phong cách sử dụng của chủ nhân nền văn hoá này. Sự xuất hiện phong phú đồ trang sức, đa dạng về chất liệu cho thấy, cư dân Sa Huỳnh khéo tay và thẩm mỹ cao. Văn hoá Sa Huỳnh ưa chuộng đồ ngọc. Ngoài ra, thuỷ tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hoá Sa Huỳnh. Sa Huỳnh là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới”, TS. Đoàn Ngọc Khôi cho biết.

Lan tỏa và bảo tồn di sản

Miệt mài nghiên cứu và có nhiều phát hiện quan trọng về giá trị văn hóa Sa Huỳnh, tuy nhiên, điều mà Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi luôn trăn trở là làm thế nào để những di sản văn hóa phát hiện từ khảo cổ được biết đến nhiều hơn và làm sao để giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đó.

TS. Khôi hồ hởi “khoe” rằng, ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh gồm năm địa điểm: Di tích Long Thạnh, Di tích Phú Khương, Di tích Thạnh Đức, Di tích đầm An Khê - lạch An Khê và Quần thể di tích Champa.

TS. Đoàn Ngọc Khôi (bên trái), Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ về văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: L.C)
TS. Đoàn Ngọc Khôi (bên trái), Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ về văn hóa Sa Huỳnh. (Ảnh: L.C)

Đầm An Khê (thị xã Đức Phổ) là đầm nước ngọt nằm cạnh biển lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 347 ha. Nơi đây hình thành nên các nền văn hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh. Đầm nước này vẫn hiện hữu dấu tích về không gian sinh tồn của cư dân Sa Huỳnh xưa.

TS. Đoàn Ngọc Khôi nhận định, việc công nhận Văn hóa Sa Huỳnh là Di tích quốc gia đặc biệt là cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích này.

“Hiện nay, điều đáng mừng là cảnh quan di tích này tại Sa Huỳnh đều giữ nguyên vẹn. Người dân Sa Huỳnh vẫn sống bằng nghề đánh bắt cá trên đầm An Khê, nghề làm gốm, nông nghiệp. Có thể thấy, không gian sống đó đã tái hiện không gian Sa Huỳnh cổ, từ đó, người dân trở thành điểm kết nối với du khách trong và ngoài nước”.

Thời gian tới, để Di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh phát huy thế mạnh về tài nguyên di sản văn hóa, TS. Khôi cho hay, tỉnh sẽ tập trung cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt. Đây là cách tốt nhất để kết nối quá khứ với hiện tại, để bảo tồn và phát huy giá trị của lịch sử ngay tại không gian văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba trung tâm văn minh lớn ở thời đại kim khí của Việt Nam.

Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh

Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh

Chiều 3/8, đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam đến tìm hiểu, khám phá về văn hóa Sa Huỳnh tại Bảo tàng ...

Một ngày khám phá đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Một ngày khám phá đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Ngày 5/8, đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam đến tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch nổi tiếng tại đảo ...

Ra mắt hiện vật mới của văn hóa Sa Huỳnh

Ra mắt hiện vật mới của văn hóa Sa Huỳnh

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Nhân học đã công bố các hiện vật ...

Khám phá đầm An Khê - dấu ấn trên bản đồ du lịch Quảng Ngãi

Khám phá đầm An Khê - dấu ấn trên bản đồ du lịch Quảng Ngãi

Chiều 4/8, đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam đã tham quan, khám phá đầm An Khê - đầm nước lớn nhất ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Phiên bản di động