Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho rằng, thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Iran với các cường quốc dường như 'sẽ tạo ra nhiều va chạm và bất ổn tại Trung Đông'. (Nguồn: AFP) |
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, khi nước này rời khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2018, các quan chức quốc phòng hàng đầu của Israel lúc đó cũng cho là một quyết định sai lầm.
Người phát ngôn trên khẳng định: "Chúng tôi không thể phạm sai lầm này một lần nữa và vứt bỏ cơ hội để đạt được tiến triển về ngoại giao… Chúng tôi tin tưởng rằng ngoại giao, cùng với hợp tác với các đồng minh trong khu vực, là phương pháp duy nhất để đạt được mục đích của chúng ta".
Bên cạnh đó, quan chức Mỹ cho hay, giới chức nước này liên lạc với đối tác Israel hằng ngày và Washington “sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của chính phủ Israel về chặng đường phía trước”.
Trước đó hôm 20/2, Thủ tướng Bennett cho rằng, thỏa thuận hạt nhân tiềm năng giữa Iran với các cường quốc dường như "sẽ tạo ra nhiều va chạm và bất ổn tại Trung Đông", trong khi Iran sẽ sử dụng số tài sản mà Mỹ và các nước đồng minh dỡ bỏ phong tỏa để phát triển vũ khí nhắm vào Israel.
Theo Thủ tướng Israel, chính người dân nước này và những người sống ở Trung Đông sẽ phải gánh chịu hậu quả của thỏa thuận đang được thảo luận ở Vienna (Áo), nhưng nói thêm rằng, “không có ích gì khi chơi trò đổ lỗi”.
Nhà lãnh đạo Israel cam kết nước này sẽ "không chấp nhận Iran là quốc gia ở ngưỡng cửa hạt nhân".
Tuyên bố trên của Israel được đưa ra trong bối cảnh hồi tuần trước, các bên tham gia đàm phán tại Vienna đã dần phác thảo một thỏa thuận giữa Mỹ và Iran.
Dự thảo bao gồm các cam kết dỡ bỏ phong tỏa số tiền của Iran trị giá hàng tỷ USD tại các ngân hàng ở Hàn Quốc và phóng thích các tù nhân phương Tây bị giam giữ ở Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015 giữa quốc gia Trung Đông với Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức.
Tháng 5/2018, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Tehran cũng ngừng một số cam kết hạt nhân một năm sau đó và tái khởi động các chương trình hạt nhân của mình.
Từ tháng 4/2021, đã có 8 vòng đàm phán được tổ chức tại Vienna giữa Iran với các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức, trong khi Mỹ tham gia một cách gián tiếp nhằm khôi phục thỏa thuận lịch sử này.
| Tin thế giới 21/2: Sai lầm của Ukraine; động thái bất thường ở nước Nga; Thượng đỉnh Nga-Mỹ liệu có thành? Dư luận quốc tế xoay quanh căng thẳng Nga-Ukraine, các diễn biến mới tại Kiev và Moscow, Thượng đỉnh Nga-Mỹ liệu có được tổ chức, ... |
| Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Khi tranh cãi và trả đũa vào ngõ cụt, các nước sẽ chọn hướng đi nào? Từ thực tế căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, việc một quốc gia cố gắng áp đặt ý chí kinh ... |