Ghana: Lạm phát tăng cao, người dân khốn đốn

Thu Ngân
Người dân Ghana đang trong tình trạng khốn đốn khi lạm phát chạm mốc gần 30%, cao nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lạm phát gia tăng, giá thực phẩm tăng cao khiến cuộc sống của người dân Ghana chật vật.
Lạm phát gia tăng, giá thực phẩm tăng cao khiến cuộc sống của người dân Ghana chật vật.

Ông Benjamin Yeboah, một thương nhân có trụ sở công ty tại Accra, đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh do chi phí nhập khẩu và thông quan hàng hóa cao từ các cảng của Ghana.

Yeboah là một nhà kinh doanh hàng hóa nhỏ lẻ và đang trong tình trạng khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế mà quốc gia Tây Phi này phải đối mặt.

Ông cho biết, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng lên do sự mất giá của đồng tiền Ghana (Cedi). Ngoài thuế nhập khẩu cao, ông còn phải đối mặt với đợt tăng giá nhiên liệu gần đây.

“Giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến rất nhiều thứ và điều đó cũng tác động đến chúng tôi”, ông giải thích nguyên nhân giá sản phẩm ngày càng tăng.

Lạm phát cao nhất trong suốt hai thập kỷ

Tỷ lệ lạm phát của Ghana khoảng 30% vào tháng Sáu, dẫn đến chi phí sinh hoạt cao nhất trong hai mươi năm qua.

Giá thực phẩm và các hàng hóa khác tăng mỗi ngày khiến điều kiện sống của người tiêu dùng khó khăn hơn.

Các công đoàn giáo viên đã đình công, đưa ra yêu cầu thanh toán 20% phí trợ cấp sinh hoạt. Họ cho biết sẽ ngừng đình công khi chính phủ đồng ý trả cho họ 15% phí trợ cấp.

Ông Yeboah nhận định, những thách thức kinh tế hiện tại của Ghana ngày sẽ càng trầm trọng.

Ông không phải là người duy nhất rơi vào tình cảnh khó khăn khi giá cả tăng vọt.

Prince Essien, một người làm việc trong lĩnh vực tư nhân ở Accra cho biết, “chi phí sinh hoạt ở Ghana hiện nay rất đắt đỏ”.

Từng chi 3 USD mỗi ngày mua thực phẩm, giờ ông Essien phải chi gấp đôi số tiền đó do lạm phát tăng cao. Đó là chưa kể đến các chi phí khác. Ông giải thích: “Tiền thanh toán hóa đơn, thuê nhà và các dịch vụ khác đều tăng lên...”.

Mức lương của Essien không tăng trong hơn hai năm. Ông nói rằng mình “cần ít nhất 125 USD để trang trải các chi phí hàng tháng”, số tiền mà ông phải vất vả để đạt được.

Khủng hoảng do đâu?

Chính phủ Ghana thừa nhận nền kinh tế của đất nước đang trong tình trạng khó khăn nghiêm trọng và cho rằng đại dịch Covid-19 cũng như cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi đại dịch hay xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, đã có những lo ngại về nợ công của đất nước - hiện ở mức 45,5 tỷ USD với tỷ lệ nợ trên GDP tương ứng là hơn 77%, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Ghana năm 2021.

Một số nhà phân tích nói rằng tỷ lệ nợ trên GDP đã vượt qua mốc 81% và với việc chính phủ không thể tìm ra giải pháp cứu vãn và việc phải tìm đến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dường như sắp xảy ra.

Chính phủ Ghana thông báo rằng họ đang làm việc với IMF để tìm kiếm thêm nguồn tài chính cho nền kinh tế.

Đó là một bước ngoặt bất ngờ của chính phủ nước này khi các cố vấn chính sách chủ chốt và các bộ trưởng trong nội các từng tuyên bố rằng Ghana sẽ không nhờ đến IMF.

Một “thỏa thuận tốt” khác

Nếu Ghana đạt được một chương trình cứu trợ từ IMF, đây sẽ là chương trình cứu trợ thứ hai trong tám năm, cũng là lần thứ 18 IMF hỗ trợ giải cứu Ghana.

Thỏa thuận ba năm trước đó của nước này được gia hạn thêm một năm, kết thúc vào năm 2019 và được hỗ trợ 918 triệu USD.

Hiện nay Ghana hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD.

Tổng thống Ghana, ông Nana Akufo-Addo nói với những người ủng hộ vào cuối tuần qua rằng chính phủ của ông sẽ “đàm phán một thỏa thuận tốt với IMF. Một thỏa thuận cho phép chúng tôi hồi sinh nền kinh tế và tiếp tục nhiệm vụ xây dựng một nền kinh tế thậm chí còn mạnh hơn trước đây”.

Chi tiêu quá độ

Nhà kinh tế học người Ghana, ông Tsonam Cleanse Akpeloo, cho rằng quyết định tham gia IMF “được mong đợi vì nước này phụ thuộc rất nhiều vào hàng nhập khẩu”.

Theo ông Akpeloo thì trên thực tế, khoảng 70% những thứ được sử dụng trong nước là nhập khẩu nên bất kỳ sự biến động nào trong trật tự kinh tế toàn cầu quốc tế sẽ ảnh hưởng đến Ghana.

“Chi tiêu cao dẫn đến doanh thu sụt giảm, không có lựa chọn nào cho chính phủ hơn là nhờ đến IMF để được hỗ trợ về tài chính”, ông Akpeloo cho biết.

Nỗ lực để nhận cứu trợ khi xếp hạng thấp

Ghana đã chi trung bình 19,6 tỷ USD chỉ để thanh toán lãi suất cho các khoản vay trước đó.

Các cơ quan xếp hạng đã hạ cấp nền kinh tế Ghana, khiến chính phủ khó khăn trong việc vay vốn.

Doanh thu dự kiến từ các loại thuế giảm mạnh khiến chính phủ Ghana không có cách nào khác để củng cố tài chính của đất nước ngoài việc đàm phán với IMF về một gói cứu trợ. Ông Akpeloo cho biết, Ghana không thiếu nguồn lực để duy trì một nền kinh tế sôi động, nhưng điều nước này thiếu là “Kỷ luật. Kỷ luật chi tiêu”.

Chính quyền của Tổng thống Akufo-Addo giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 với lời hứa về các chương trình cải cách đầy tham vọng, như miễn phí cho cấp học trung học phổ thông và xây dựng nhà máy ở mọi miền trên đất nước. Các chương trình xã hội như vậy đã được xác định trong danh mục đầu tư chi tiêu của chính phủ.

Ghana: Lạm phát tăng cao, người dân khốn đốn
Doanh thu dự kiến từ các loại thuế giảm mạnh khiến chính phủ Ghana không có cách nào khác để củng cố tài chính của đất nước ngoài việc đàm phán với IMF về một gói cứu trợ. (Nguồn: DW)

Theo ông Akpeloo thì hầu hết các quyết định (các chương trình của chính phủ) mang tính chính trị hơn là kinh tế.

Đối với ông, điều quan trọng là chính phủ phải kỷ luật hơn trong chi tiêu vì hầu hết các dự án của họ “rất tham vọng nếu không có nguồn doanh thu tương ứng nên luôn có thâm hụt tài chính và gây áp lực rất lớn lên chi tiêu công cộng”.

Ẩn ý phía sau sự cứu trợ của IMF

Có những lo ngại rằng khi IMF thông qua gói cứu trợ sẽ báo hiệu sự kết thúc của một số chương trình hỗ trợ xã hội tham vọng - điều mà cuối cùng có thể làm tổn thương những công dân bình thường.

Để nhận được gói cứu trợ, chính phủ Ghana phải tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong ngắn hạn để khôi phục sự ổn định tài khóa dài hạn và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế.

Các công đoàn công nhân như Hội Công đoàn Thương mại Ghana (TUC) đã lên án quyết định nhờ cậy IMF vì lo ngại việc thuê lao động trong khu vực công sẽ bị đóng băng. Trong một tuyên bố, TUC cho rằng việc hướng đến IMF tạo ra những bất lợi cho người lao động Ghana, khẳng định giải pháp cho nền kinh tế của đất nước không nằm ở các tổ chức như IMF.

Theo Sally Borkete-La, sinh viên tại một trường đại học công lập, việc Ghana tiếp cận IMF đang trở thành thói quen: “Ghana đã vay rất nhiều. Chỉ riêng chính quyền này đã có rất nhiều khoản vay. Các khoản vay ấy rất cao, họ càng vay nhiều sẽ càng gây ra nhiều thiệt hại”, cô nói.

Đảm bảo cho một thỏa thuận

Đối với ông Yeboah, lãnh đạo của một hiệp hội thương nhân ở Ghana, quyết định của chính phủ khi tìm kiếm một gói cứu trợ của IMF là chính đáng.

Ông cho rằng: “Họ có dữ liệu và nếu nhìn vào dữ liệu, họ cảm thấy rằng vào thời điểm quan trọng này, tốt nhất là nên hướng đến IMF”. Theo ông, các nhà thương thảo muốn tình hình kinh tế được cải thiện, nhưng chưa chuẩn bị cho các biện pháp nghiêm khắc như là đánh nhiều thuế hơn.

“Tất cả những gì chúng tôi cầu nguyện là không bị tăng thuế nữa, bởi vì thuế đã cao sẵn rồi và do đó, nếu họ thực sự có thể cắt giảm một số khoản chi tiêu nhất định, kiểm tra những mục được miễn thuế và các lỗ hổng khác, tôi nghĩ chúng tôi sẽ đi đúng hướng”, Yeboah giải thích.

Trong khi đó, ông Akpeloo cho rằng theo thời gian, thỏa thuận giữa chính phủ Ghana và IMF sẽ đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng.

Nhưng ông e ngại rằng “thách thức duy nhất sẽ là tương lai của đất nước, bởi vì có vẻ như nó mang tính chu kỳ, sau mỗi bốn năm IMF quay trở lại và điều đó thực sự không tốt cho một đất nước đang khao khát được phát triển”.

Theo Akpeloo, Ghana nên chi tiêu cho những thứ bền vững và giảm thiểu những chi tiêu quá mức cho các hoạt động chính trị.

Tuy nhiên, đất nước này sắp hết thời gian để cứu vãn nền kinh tế của mình khi nhóm nghiên cứu của IMF đã đến khảo sát và thông báo trong một tuyên bố rằng “các lỗ hổng tài khóa và nợ của Ghana đang trở nên xấu đi một cách nhanh chóng trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng khó khăn”.

Chưa thể đoán định được khi nào chính phủ Ghana và IMF đạt được thỏa thuận nhưng điều chắc chắc nó có thể mất nhiều tháng và có khả năng sẽ đạt được vào năm 2023.

Kinh tế Nga vẫn 'đứng vững' trước lệnh trừng phạt: Lạm phát 'hạ nhiệt', dự trữ quốc tế tăng tới hơn 586 tỷ USD

Kinh tế Nga vẫn 'đứng vững' trước lệnh trừng phạt: Lạm phát 'hạ nhiệt', dự trữ quốc tế tăng tới hơn 586 tỷ USD

Theo cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), chỉ số lạm phát tính theo năm ở Nga trong tháng 6 đã giảm xuống mức ...

Lạm phát: CPI tại Mexico cao kỷ lục, người dân Sri Lanka chật vật khi giá hàng hóa tăng gấp 3 lần

Lạm phát: CPI tại Mexico cao kỷ lục, người dân Sri Lanka chật vật khi giá hàng hóa tăng gấp 3 lần

Theo số liệu của Viện Địa lý và Thống kê Quốc gia Mexico (Inegi) công bố ngày 7/7, chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tiếp ...

(theo DW)

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Phiên bản di động