Nhỏ Bình thường Lớn

Giá cà phê hôm nay 17/6: Bất ngờ bật tăng mạnh mẽ, robusta trở lại ngưỡng 1.600 USD/tấn; Tình cảnh điêu đứng của ngành cà phê

Diễn biến phiên giao dịch hôm nay khá bất ngờ với màn lội ngược dòng của cả hai sàn giao dịch phái sinh, sau khi giá cà phê arabica đã giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp, còn giá cà phê robusta chỉ phục hồi nhẹ chủ yếu nhờ lực mua kỹ thuật ở các vùng hỗ trợ quan trọng.
Giá cà phê hôm nay 3/2: Tiếp tục tăng mạnh. (Nguồn: Newtimes)
Giá cà phê trong nước hôm nay 17/6 tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Newtimes)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/6

Theo quan sát, hiện tượng giá cà phê kỳ hạn trái chiều những ngày qua còn do đầu cơ trên sàn New Yorrk đã bán ròng “quá mức” trước đó, trong khi giá cà phê tại London vẫn thể hiện sự thận trọng với khối lượng giao dịch khá thấp ở những phiên vừa qua.

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ tăng mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng 27 USD (1,72%) lên 1.600 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 29 USD (1,81%), lên 1.629 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp, ghi nhận của TG&VN vào lúc 0h25 ngày 17/6 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu bật tăng cùng cà phê robusta. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 2,25 Cent (1,49%), lên 153,45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 2,40 Cent (1,57%), lên 155,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Nga-Trung Quốc: Bạn thân… ai nấy lo?

Nga-Trung Quốc: Bạn thân… ai nấy lo?

Phân tích thị trường

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/6 tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUSTA

33.700 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

33.600

— Lâm Hà ROBUSTA

33.700

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

34.800

— Ea H'leo ROBUSTA

34.600

— Buôn Hồ ROBUSTA

34.600

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

34.500

— Ia Grai ROBUSTA

34.500

— Chư Prông ROBUSTA

34.400

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

34.400

— Gia Nghĩa ROBUSTA

34.500

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

34.400

HỒ CHÍ MINH

— R1

35.800

Sự xuất hiện của những cơn mưa tại Brazil trong những ngày qua làm giảm lo ngại về năng suất cây trồng niên vụ tới. Hiệp hội cà phê nhân xô Mỹ (GCA) cho biết, tồn kho cà phê nhân xô tại các cảng của Mỹ trong cuối tháng 5 ở mức 5,81 triệu bao (loại 60kg), tăng 52,571 bao so với tháng trước đó và là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Tại Colombia, cà phê đã bắt đầu được vận chuyển xuống các cảng, tuy nhiên, hoạt động vận chuyển cà phê dự kiến sẽ vẫn bị hạn chế trong 2-3 tháng tới.

Thị trường nói chung đang trông chờ các chính sách mới của ngày “siêu thứ Tư”. Đồng Real tăng 0,57%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,0420 Real trong tâm lý chờ đợi các cuộc họp chính sách của ngày “siêu thứ Tư”.

Đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7 đã thúc đẩy các giới đầu cơ điều chỉnh thanh lý vị thế.

Trong khi đó, giá cà phê robusta có được sự hỗ trợ do Việt Nam báo cáo xuất khẩu sụt giảm liên tiếp vì hậu cần gặp nhiều khó khăn, nhất là giá cước vận tải biển quá cao và thiếu hụt container rỗng.

Cả một thời gian dài giữa đại dịch người tiêu dùng bị hạn chế đi du lịch, ra hàng quán, nhà hàng, đành phải ngồi nhà nhâm nhi cà phê do lệnh phong tỏa ở hầu hết các quốc gia.

Đằng sau tình cảnh ấy, chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng của ngành cà phê toàn cầu điêu đứng trước những lần dịch bùng phát liên tiếp tại Brazil, Ấn Độ và ngay cả Việt Nam.

Giá cước vận tải biển cao ngất ngưởng do thiếu containers rỗng và chỗ trên tàu. Ước tính mỗi tấn cà phê từ các cảng biển Việt Nam đi châu Âu phải cõng chi phí từ 350-370 USD/tấn, so với trước đây chừng 50-80 USD/tấn. Chi phí vận tải, lưu kho, tài chính, hao hụt tự nhiên… mỗi lúc một cao, đẩy giá đầu vào lên không ngừng. Cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều trong tình trạng lưỡng lự đưa hàng vào lưu thông.

TIN LIÊN QUAN
Nga-Trung Quốc: Bạn thân… ai nấy lo?
Giá cà phê hôm nay 16/6: Ngày siêu thứ Tư, thị trường tạm 'lặng gió', nhà đầu tư án binh chờ đợi
Giá cà phê hôm nay 15/6: Hai sàn lao dốc, thận trọng quan sát các tín hiệu từ Fed
Nhà nhập khẩu hàng đầu của Mỹ xuất chinh tàu riêng để vận chuyển hàng
WB cảnh báo nguy cơ thu hẹp sản xuất do dịch Covid-19