Giá cà phê trong nước hôm nay 18/6, quay đầu giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Getty Images) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/6
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, các yếu tố như thời tiết không thuận lợi tại Brazil, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam và nhu cầu tiêu thụ dự báo tăng đã tác động tích cực, khiến giá cà phê robusta tăng vào đầu tháng 6.
Tuy nhiên, giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh hôm nay dắt tay nhau tụt dốc. Giá giảm mạnh đều ở cả hai sàn sau thông tin mới nhất từ cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong ngày “siêu thứ Tư”. Tuy nhiên, trước đó, giá cà phê cũng được dự báo sẽ biến động mạnh bởi các động thái thanh lý, chốt lời, khi sàn phái sinh bước vào hai ngày giao dịch cuối tuần trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7.
Ghi nhận của TG&VN vào lúc 0h05 ngày 18/6 (giờ Việt Nam).Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London đảo chiều giảm mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, giảm 31 USD (1,94%) xuống 1.569 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 31 USD (1,9%), xuống 1.598 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm rất mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 3,9 Cent (2,54%), xuống dưới ngưỡng 150, còn 149,45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 4,05 Cent (2,61%), xuống còn 151,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 9 tăng mạnh, tháng 7 trung bình.
| Giá vàng hôm nay 18/6: Vàng thế giới lao dốc quá nhanh, Fed ‘diều hâu' hơn dự đoán Cuối cùng thì "thái độ diều hâu" của Fed đã khiến giá vàng thế giới "bốc hơi" hơn 70 USD/ounce chỉ sau 1 ngày bị ... |
Phân tích thị trường
Giá cà phê trong nước hôm nay 18/6, quay đầu giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm.
|
Hiện nay, vùng cà phê Tây nguyên ở Việt Nam đã bước vào mùa mưa năm nay, sẽ hỗ trợ tốt cho cây cà phê phát triển vụ mới với dự đoán sản lượng tăng nhẹ.
Tuy nhiên, giá phân bón tại thị trường trong nước và quốc tế dự kiến tăng trong vụ 2021 - 2022 sẽ là thách thức đối với những người trồng cà phê.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng trên các chuyến tàu từ châu Á sang châu Âu và Mỹ vẫn rất trầm trọng, các hãng vận tải đang trong tình trạng quá tải đặt chỗ và hàng hóa vận chuyển đang bị chậm trễ do hạn chế về năng lực vận chuyển trước nhu cầu tăng cao. Tình trạng thiếu container rỗng dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng tới.
Giá cước vận tải hiện cũng là vấn đề sẽ ảnh hưởng mạnh tới thị trường cà phê trong thời gian tới. Đến nay, nhiều nhà phân tích vận tải biển vẫn dự báo, giá cước tàu biển sẽ lên chứ không thể xuống. Giá xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là cà phê vì thế mà bị trả giá thấp hơn nhiều đối với nững hợp đồng mới. Chịu chung tác động, giá cà phê trong nước hiện nay khó lên vì các nhà xuất khẩu phải cân đối giá các hợp đồng có giá cao và giá thấp, mà đôi khi không bán giá thấp, thì hàng không thể xuất khẩu được.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá xuất khẩu cà phê tăng. Trong khi, lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích kinh tế hiện hành, góp phần hỗ trợ rất đáng kể cho sức tiêu thụ hàng hóa nói chung và sự hồi phục giá cà phê robusta trên sàn London.