📞

Giá cà phê hôm nay 25/7: Khoảng trống cung - cầu?, giá thu mua tại TP. Hồ Chí Minh vượt 39.000 đồng/kg

Gia An 05:12 | 25/07/2021
Trong giai đoạn này, thị trường cà phê còn bị ảnh hưởng do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt vì giá cước vận tải biển quá cao và dịch bệnh covid-19 biến thể mới bùng phát ở khu vực Đông Nam Á.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 200 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 24/7). (Nguồn: Dritan-alsela.com)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 25/7

Trong phiên cuối tuần, tình hình thời tiết ở vựa cà phê Brazil không còn nguy cơ sương giá như đã được dự báo ở mức rất nguy hại trước đó, đã khiến giá cà phê arabica kỳ hạn đảo chiều, điều chỉnh giảm sau chuỗi tăng sốc trước đó… Giá cà phê robusta vẫn tiếp tục xu hướng tăng, nhưng không còn giữ được phong độ như hai phiên giữa tuần.

Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa thị trường cuối tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, tăng liên tiếp phiên thứ 4 liên tiếp, nhưng không còn tăng sốc ở các kỳ hạn giao hàng. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 chỉ còn tăng thêm 10 USD (0,53%), giao dịch tại 1.899 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng thêm 12 USD (0,63%), lên 1.907 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trên mức trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York bất ngờ đảo chiều giảm mạnh sau những phiên tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 4,65 Cent (2,4%), xuống giao dịch tại 189 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 4,65 Cent (2,37), xuống 191,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng rất mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 200 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 24/7).

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUSTA

36.800 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

36.700

— Lâm Hà ROBUSTA

36.800

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

37.900

— Ea H'leo ROBUSTA

37.700

— Buôn Hồ ROBUSTA

37.700

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

37.600

— Ia Grai ROBUSTA

37.600

— Chư Prông ROBUSTA

37.500

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

37.500

— Gia Nghĩa ROBUSTA

37.600

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

37.400

HỒ CHÍ MINH

— R1

39.100

Hiện tượng thị trường cà phê robusta bật tăng chưa từng có trong vài phiên mới đây được cho là có yếu tố tăng mua của giới đầu cơ do báo cáo tồn kho được cấp chứng nhận tại sàn London sụt giảm trở lại.

Giới quan sát cũng cho rằng, hiện tượng này còn do sự điều chỉnh hơi thái quá của giới đầu cơ khi giá cách biệt giữa hai sàn phái sinh đang ở mức quá cao.

Trên thực tế, giữa tháng 7/2021, giá cà phê robusta và arabica toàn cầu tăng. Tính đến ngày 12/7, báo cáo tồn kho ở Bắc Mỹ giảm 1,21% (tương đương 1.810 tấn) xuống còn 147.320 tấn (2.455.333 bao).

Bên cạnh yếu tố trên, giá cà phê arabica phục hồi nhờ vào thời tiết sương giá tại Brazil, bất chấp hoạt động bán hàng vụ mùa mới của người trồng cà phê tại quốc gia này.

Trong khi đó, giá cước vận chuyển quá cao khiến việc giao hàng từ các nước sản xuất lớn như Brazil và Việt Nam bị chậm lại cũng góp phần đẩy giá cà phê đi lên.

Theo đồ thị phân tích kỹ thuật, giá cà phê vẫn đang trên đà leo dốc và có thể sẽ tăng thêm 25% nữa trước khi dừng tăng. Điều này cũng có thể xảy ra do nhu cầu cà phê thế giới đang hồi phục mạnh sau đại dịch Covid-19, trong khi nguồn cung của Brazil sụt giảm mạnh sẽ để lại một khoảng trống lớn giữa cung và cầu.

Trong tháng 6 vừa qua, xuất khẩu cà phê Brazil tăng mạnh, đạt 3,012 triệu bao (60 kg/bao), kim ngạch 423,2 triệu USD, nâng tổng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay lên 20,8 triệu bao, tăng 4,5% về khối lượng và 7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Niên vụ 2020/21, xuất khẩu của nước này đạt 45,6 triệu bao, tăng 13,3%.

Với xu hướng nhu cầu mạnh như vậy, việc nguồn cung của Brazil sụt giảm sẽ dẫn tới việc giá tăng hơn nữa là khó tránh khỏi. Và một khi giá arabica quá cao thì các nhà rang xay cà phê sẽ chuyền hướng tăng tỷ lệ pha trộn robusta, có lợi cho giá nguyên liệu sản xuất cà phê hòa tan.

Thông tin thêm, Cơ quan Phát triển cà phê Uganda (UCDA) báo cáo, xuất khẩu cà phê của Uganda, nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất châu Phi, trong tháng 6/2021 đạt 618.388 bao, mức cao nhất kể từ năm 1991, tăng 47% so với tháng 6/2020. Lũy kế 9 tháng đầu niên vụ 2020/2021, xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 4.509.437 bao, tăng 718.348 bao (tương đương 18,95%) so với 9 tháng đầu niên vụ 2019/2020.