Đất nước ta đang có tiền đề quan trọng, tiếp thêm khát vọng, củng cố niềm tin, tạo động lực mới, khí thế mới để vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, thuận lợi, tự tin bước vào năm 2025. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh việc phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021-2030.
Nếu kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng này - có thể coi là bước nhảy bứt phá trong bối cảnh đất nước chuyển mình trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra rằng, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.
Đất nước ta đi qua năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo, nhất là ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột và chiến tranh, biến đổi khí hậu và thiên tai. Trong một bức tranh thế giới năm 2024 mang màu sắc chủ đạo là sự ảm đạm về kinh tế, giằng xé của xung đột địa - chính trị... Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một điểm sáng.
Trên thực tế, dù chịu tác động bất lợi của nhiều nhân tố bên ngoài và những bất cập, khó khăn nội tại, Việt Nam thể hiện rõ sự quyết tâm và khí thế vào cuộc quyết liệt, nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện, tiếp tục có những dấu ấn nổi bật; nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, lòng tin của nhân dân; được củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Thành quả đó chính là sự tiếp tục cụ thể hóa khát vọng phát triển của Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại hội XIII và của cả chặng đường phía trước.
Năm 2025 và những năm tiếp theo, tình hình thế giới được dự báo sẽ đổi thay nhanh chóng, tạo cho các nền kinh tế nhiều thời cơ, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Sứ mệnh lịch sử tiếp tục đặt lên vai Ðảng ta và mọi thành phần trong nền kinh tế trọng trách nặng nề.
Trước khi năm 2024 kết thúc, nhiều tổ chức quốc tế đã cập nhật, nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025, nổi bật là Standard Chartered dự báo 6,7%, ADB và UOB dự báo 6,6%; các tổ chức khác như HSBC, VinaCapital, OECD, World Bank và Liên hợp quốc đều đưa ra dự báo tăng trưởng 6,5%.
Sở dĩ có nhiều nhận định lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam bởi những động lực mới cho tăng trưởng đã dần rõ nét, từ tăng trưởng tốt, dòng vốn đầu tư nước ngoài dồi dào, thị trường xuất khẩu rộng mở... và cả sự hiện diện mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Đất nước ta đang có tiền đề quan trọng, tiếp thêm khát vọng, củng cố niềm tin, tạo động lực mới, khí thế mới để vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, thuận lợi, tự tin bước vào năm 2025.
| Hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2024 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương tiếp tục thảo luận, tìm giải pháp đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng ... |
| Vượt khó khăn từ cơn bão lịch sử, Quảng Ninh quyết 'về đích' mục tiêu tăng trưởng 2 con số Cơn bão số 3 lịch sử đã "cuốn trôi" khoảng hơn 23 tỷ đồng của Quảng Ninh, thế nhưng, tỉnh vẫn kiên trì mục tiêu ... |
| VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ Sáng nay (15/10), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR - thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc ... |
| Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Nền kinh tế Thái Lan có thể phải gánh chịu mức tổn thất 160,5 tỷ Bath (4,6 tỷ USD), tương đương với 0,9% Tổng sản ... |
| Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Sáng (21/11), Liên hiệp các Hội Khoa học và và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Tăng cường ... |