📞

Giá cà phê hôm nay 30/6: Đồng loạt đảo chiều lao dốc; Khả năng bứt phá mạnh hơn của cà phê robusta?

Gia An 05:12 | 30/06/2021
Cuối cùng thì đà tăng của giá cà phê không còn được duy trì, khối lượng thương mại trên cả hai sàn cà phê phái sinh chưa cao. Giá cà phê trên cả hai sàn đồng loạt lao dốc trong ngày hôm nay, bởi trước đó giá đã hướng tới vùng quá bán và sau nhiều phiên liên tiếp tăng, xuất hiện áp lực chốt lời.
Giá cà phê trong nước hôm nay 30/6 quay đầu giảm mạnh 500 - 700 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Cadillaccoffee)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 30/6

Đà tăng của thị trường cà phê hôm qua được thúc đây mạnh mẽ nhờ vào những lo ngại thời tiết sương giá khắc nghiệt ở Brazil có thể làm ảnh hưởng tới các khu vực sản xuất cà phê.

Theo đó, hiện dự báo cho thấy, sương giá sẽ xuất hiện kể từ thứ tư tuần này và gây ảnh hưởng mạnh tới các bang Parana và Sao Paulo. Tuy không phải bang trồng cà phê chủ lực của Brazil, nhưng có nguy cơ đợt không khí lạnh này sẽ lan rộng tới các bang khác, bao gồm cả bang Minas Geraiss, nơi mà phân lớn sản lượng cà phê được thu hoạch.

Ghi nhận của TG&VN vào 4h50 ngày 30/6 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London giảm mạnh, toàn sàn đỏ rực. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9, quay đầu giảm mạnh 36 USD (2,1%) mất ngưỡng 1.700 USD, xuống 1.675 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 32 USD (1,92%), xuống 1.690 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Theo xu hướng giảm của robusta, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York hôm nay quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 đã giảm 2,5 Cent (1,54%), về ngưỡng 160,2 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 2,35 Cent (1,42%), xuống còn 163,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 9 tiếp tục tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 30/6 quay đầu giảm mạnh 500 - 700 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUSTA

34.600 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

34.500

— Lâm Hà ROBUSTA

34.600

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

35.700

— Ea H'leo ROBUSTA

35.500

— Buôn Hồ ROBUSTA

35.500

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

35.400

— Ia Grai ROBUSTA

35.400

— Chư Prông ROBUSTA

35.300

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

35.300

— Gia Nghĩa ROBUSTA

35.400

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

35.300

HỒ CHÍ MINH

— R1

36.900

Bên cạnh đó, cà phê ở các cảng tại Việt Nam và Indonesia vẫn trong tình trạng kẹt cứng, chưa thể rời đi do thiếu hụt các container và cước tàu biển cao cũng sẽ là yếu tố duy trì đà tăng của cả hai loại cà phê trong ngắn hạn.

Biến chủng virus Delta lây lan ngày càng nhanh khiến nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp thắt chặt trở lại có thể khiến cho giá cà phê robusta bứt phá mạnh hơn.

Theo các chuyên gia phân tích của Sàn Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), từ góc nhìn kỹ thuật, giá cà phê arabica sẽ test mức cản 165 Cent/lb.

Lực mua mạnh có khả năng sẽ đưa giá vượt qua mức này và hướng tới mức 168 Cent/lb. Nếu giá đóng cửa trên 165 Cent/lb trong phiên hôm nay, giá arabica có thể khôi phục lại xu thế tăng như cũ. Mục tiêu chốt lời cho các nhà đầu tư sẽ là mức 180 cents/pound (Fibonacci mở rộng 1.618).

Theo Barchart.com, giá cà phê arabica có sự hỗ trợ từ báo cáo thu hoạch vụ mùa mới của Safras & Mercados ở Brasil. Báo cáo này cho thấy vụ thu hoạch hiện nay chậm hơn một chút so với cùng kỳ năm trước, mặc dù thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc phơi sấy.

Đối với giá cà phê robusta, giá đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp và đóng cửa trên mức 1.700 USD/tấn trong phiên giao dịch hôm qua. Trong ngắn hạn, giá cà phê robusta được dự báo có thế test mốc 1.750 USD, tuy nhiên chỉ số RSI cho thấy, giá đang hướng tới vùng quá bán và sau nhiều phiên liên tiếp tăng, có thể giá sẽ có nguy cơ gặp áp lực chốt lời và đóng cửa dưới mức này.

Trong khi đó, giá cà phê robusta trong dài hạn vẫn đang có sự hỗ trợ từ nguồn cung Việt Nam tiếp tục sụt giảm vì thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao quá mức. Indonesia - nhà sản xuất robusta lớn thứ ba thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường. Tuy nhiên, theo thường lệ, các thương nhân xuất khẩu rất khó cạnh tranh mua với nhà công nghiệp trong nước khi họ chưa mua đủ kế hoạch sản xuất và đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Trong khi đó Uganda, nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu châu Phi đã tuyên bố đóng cửa nghiêm ngặt tới cuối tháng 7 vì dịch bệnh covid-19 bùng phát. Điều này đã khiến thị trường càng thêm lo ngại, bên cạnh sự thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.