Giá dầu cao - chất xúc tác cho chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á?

Khắc Hiếu
Liệu giá dầu liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua do tác động của cuộc khủng hoàng năng lượng toàn cầu có thể là chất xúc tác cho chuyển đổi năng lượng ở khu vực Đông Nam Á?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo Asiapolitik, giá dầu tăng chóng mặt trong những tháng gần đây. Vào tháng 3/2022, dầu thô được giao dịch ở thị trường châu Âu với giá khoảng 117 USD/thùng, tăng mạnh so với mức 18,38 USD/tháng vào hồi tháng 4/2020.

Điều này đã đẩy chi phí năng lượng trên thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu, lên cao, mặc dù giá dầu thô đã bắt đầu dịu lại đôi chút kể từ tháng Ba.

Giá dầu cao - chất xúc tác cho chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á?
Một cây xăng ở tỉnh Stung Treng, Đông Bắc Campuchia, đóng cửa do giá xăng cao bất thường. (Nguồn: Khmer Times)

Kịch bản giá dầu tiếp tục tăng cao

Giá dầu cao có một số tác động phụ. Tác động nổi bật nhất về mặt chính trị là chúng khiến mọi người tức giận, bởi vì không ai thích trả giá cao hơn cho một mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thứ họ cần sử dụng hằng ngày.

Vì lý do này, nhiều nhà lãnh đạo chính trị quan tâm đến việc đảm bảo giá xăng dầu vẫn ổn định và phải chăng, đồng thời cho rằng cần một chặng đường dài để đạt được điều này thông qua trợ cấp, trần giá, miễn thuế, phân bổ và các biện pháp can thiệp thị trường khác.

Nhưng giá dầu cao có thể phục vụ một mục đích khác, đó là đưa mọi người rời xa nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các dạng năng lượng tái tạo nhanh hơn những gì họ có thể có.

Giá nhiên liệu cao khiến người dân không hài lòng và nếu giá cao còn tiếp tục kéo dài đủ lâu sẽ khiến mọi người từ bỏ những chiếc xe hơi ngốn xăng và chuyển sang phương tiện công cộng hoặc xe điện.

Ông James Guild, một chuyên gia về thương mại, tài chính và phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á, cho rằng, đây có thể không phải là những lựa chọn thay thế thực tế cho nhiều người tiêu dùng ở Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, đó cũng chính là vấn đề, nếu giá cả vẫn tiếp tục cao trong thời gian đủ dài thì các chính phủ sẽ buộc phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn.

Nói cách khác, quản lý tác động của giá dầu cao liên quan đến sự đánh đổi. Trong một số trường hợp, giá cả có thể bị kìm hãm vì lợi ích của sự ổn định chính trị.

Nhưng chúng cũng có thể được chuyển sang người tiêu dùng và có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các phương thức tiêu thụ năng lượng sạch hơn và bền vững hơn.

Điều này sẽ liên quan đến một số “cơn đau” và sự gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng cuối cùng có thể dẫn đến một kết quả lâu dài tích cực hơn.

Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng

Ở khu vực Đông Nam Á, người ta đang nhìn thấy cả hai điều này, khi chính phủ các nước đang cân nhắc lợi thế so sánh của họ và những đánh đổi liên quan đến việc quản lý giá dầu tăng cao. Trước hết, xem xét hai trường hợp cụ thể ở Thái Lan và Indonesia.

Khí đốt ở Thái Lan được bán bởi một số công ty khác nhau, bao gồm PTT thuộc sở hữu nhà nước nhưng cũng có các công ty như Shell và ExxonMobil. Mặc dù có trợ cấp và áp mức trần giá, nhưng một phần tác động của giá dầu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng.

Do đó, giá xăng không chì cao cấp của Thái Lan tăng gần gấp đôi, từ 26,56 Baht/lít (khoảng 0,73 USD/lít) vào tháng 5/2020 lên 49,51 Baht/lít (1,37 USD/lít) hai năm sau đó.

Ngược lại, xăng Pertamax không chì cao cấp của Indonesia chỉ tăng giá một lần trong tháng 4/2022, khi tăng khoảng 30%. Giá xăng Pertalite, một loại nhiên liệu có trị số octan thấp hơn, không hề tăng.

Việc giữ mức giá này ổn định trong bối cảnh giá dầu tăng cao đang khiến công ty dầu khí nhà nước Pertamina, công ty độc quyền về bán lẻ xăng, thiệt hại hàng tỷ USD do phải bù chênh lệch giá.

Một phần khoản lỗ này được bù đắp bởi các khoản trợ cấp, nhưng lý do thực sự mà tập đoàn Pertamina sẵn sàng chấp nhận chúng là vì lợi ích về mặt chính trị cho chính phủ Indonesia.

Giá dầu cao - chất xúc tác cho chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á?
Các quốc gia có nhiều dầu và khí đốt hơn, như Malaysia và Indonesia, đang thực hiện chính sách năng lượng theo các tính toán kinh tế chính trị khác nhau và do đó có những ưu đãi khác nhau. (Nguồn: Shell.com.my)

Indonesia đã lựa chọn giữ giá ở mức thấp, ổn định và có vị thế tốt hơn để làm như vậy so với Thái Lan vì Indonesia từ trước đến nay là một quốc gia sản xuất dầu lớn.

Trong khi đó, Thái Lan chuyển một phần chi phí cao hơn này cho người tiêu dùng và nhìn chung ít có khả năng giảm giá vì nước này là nhà nhập khẩu năng lượng ròng và không thích thâm hụt ngân sách lớn.

Theo ước tính chuyên gia James Guild, đây là lý do chính khiến Thái Lan đang có những tiến bộ đáng kể trong việc chuyển đổi sang các hình thức tiêu thụ năng lượng sạch hơn.

Đợt giá dầu cao như hiện nay rất có thể sẽ góp phần đẩy nhanh xu hướng đó trong khi củng cố sự cần thiết chiến lược của việc chuyển đổi năng lượng nhanh hơn. Và điều này đúng với các nước nhập khẩu năng lượng ròng khác như Việt Nam và Philippines.

Các quốc gia có nhiều dầu và khí đốt hơn, như Malaysia và Indonesia, đang thực hiện chính sách năng lượng theo các tính toán kinh tế chính trị khác nhau và do đó có những ưu đãi khác nhau. Bởi vì những nước này có thể kiểm soát giá cả ở một mức độ nào đó trong thời gian thị trường dầu biến động, họ có xu hướng làm như vậy vì lợi ích ổn định chính trị.

Điều này không có nghĩa là các quốc gia như vậy không có khả năng chuyển đổi khỏi tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, theo nhận định, giá dầu cao do các lực lượng thị trường ấn định không có khả năng là chất xúc tác cho chuyển đổi năng lượng ở các quốc gia này.

Campuchia đã vượt qua cú sốc giá dầu và khó khăn hậu Covid-19 như thế nào?

Campuchia đã vượt qua cú sốc giá dầu và khó khăn hậu Covid-19 như thế nào?

Nền kinh tế Campuchia đang nỗ lực vượt qua cú sốc giá dầu, đồng thời dần hồi phục trong bối cảnh các hạn chế liên ...

Chuyên gia: Nga có thể 'chơi' với nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt

Chuyên gia: Nga có thể 'chơi' với nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt

Nhận định về việc G7 theo đuổi mức giá trần đối với dầu của Nga, nhà phân tích dầu độc lập Neil Atkinson nhấn mạnh, ...

(theo Asiapolitik)

Đọc thêm

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động