Gia đình Sukhoi: Những máy bay chiến đấu thế hệ 4 tốt nhất thế giới

Trung Hiếu
Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 45 năm chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu tiêm kích T-10-1 (20/5/1977) do Tổ hợp thiết kế thử nghiệm mang tên Pavel Sukhoi phát triển. Tổng công trình sư thiết kế Pavel Sukhoi và các cộng sự đã tìm ra nguyên lý chế tạo máy bay đặc biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sukhoi: Những chiến đấu cơ thế hệ 4 tốt nhất thế giới
Một chiếc Su-35 của quân đội Nga. (Nguồn: TASS)

Thiết kế này đã được duy trì và hoàn thiện trên nhiều biến thể sau này của máy bay nổi tiếng thuộc gia đình Sukhoi: Su-27 / Su-33 (tiêm kích trên tàu sân bay); Su-30 (tên ký hiệu của NATO: Flanker-B / Flanker-D / Flanker-C). Và nữa, năm nay kỷ niệm 40 năm chuyến bay đầu tiên của chiếc Su-27 được sản xuất hàng loạt (6/2/1982).

Trong thế kỷ XXI, Su-27 / Su-30 đã trở thành một trong những dòng máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4/4+ thành công nhất thế giới và nằm trong trang bị quân đội hàng chục quốc gia trên khắp thế giới.

Kể từ năm 2000, khoảng 700 máy bay loại này đã được chuyển giao ra nước ngoài. Chúng đang phục vụ trong không quân Angola, Belarus, Venezuela, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Trung Quốc, Malaysia, Uganda và một số quốc gia khác.

Công lao to lớn trong việc này là của nhà thiết kế máy bay Pavel Sukhoi và các cộng sự của ông, những người đã phát triển một công thức hoàn hảo về mặt kỹ thuật cho sự thành công toàn cầu của thương hiệu Su.

Các lợi thế cạnh tranh chính của máy bay chiến đấu Sukhoi bao gồm: khả năng siêu cơ động mang lại lợi thế quan trọng trong không chiến tầm gần; vũ khí tên lửa mạnh cộng với khẩu pháo cỡ nòng 30mm; khả năng tiếp nhiên liệu trên không - thành phần bảo đảm quan trọng của tác chiến trên không; “thiết kế mở” của các thiết bị điện tử hàng không và vũ khí.

Ông Alexander Mikheev, người đứng đầu Rosboronexport, nói: “Trước các nguy cơ xung đột tiềm tàng ngày càng tăng trên thế giới, nhu cầu với các loại máy bay chiến đấu của Nga ở nhiều khía cạnh vượt trội so với máy bay phương Tây, đang ngày càng tăng.

Trong tương lai gần, hiệu quả chiến đấu vượt trội của máy bay Nga sẽ tiếp tục được duy trì, ngoài ra, Moscow tiếp tục quá trình hiện đại hóa các dàn máy bay, điều đó thấy được rõ qua sự ra đời của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57”.

Đơn vị khai thác máy bay chiến đấu lớn nhất của thương hiệu Su là Lực lượng không quân vũ trụ Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay Su-30SM và Su-35 (tên ký hiệu của NATO: Flanker-C và Flanker-E+) thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chiến đấu đánh chặn các mục tiêu trên không và thực hiện các cuộc tấn công dẫn đường chính xác nhằm vào mục tiêu quân sự ở tầm thấp, độ cao trung bình và cao.

Các hệ thống radar điều khiển đa năng hiện đại được trang bị cho máy bay cho phép sử dụng vũ khí với độ chính xác tối đa.

Su-35 thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của máy bay chiến đấu ở nhiều độ cao và tốc độ bay. Nhờ nhiều giá treo vũ khí, Su-35 có thể mang theo tới 12 tên lửa dẫn đường không đối không tầm trung hoặc 6 tên lửa không đối đất trong một lần xuất kích.

Máy bay được trang bị radar mảng pha mạnh mẽ, bảo đảm phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách xa (lên đến 350 km), tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu mặt đất (bề mặt) mà không cần vào vùng phòng không của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống điều khiển kỹ thuật số của Su-35 cung cấp khả năng hoạt động trên không cho một nhóm tác chiến, tức là, thực hiện các chức năng của máy bay điều khiển và cảnh báo sớm.

Xe tự lái Tesla học được cách tránh hố

Xe tự lái Tesla học được cách tránh hố

Theo hãng Electrek, xe Tesla đã được dạy cách quét các cung đường để phát hiện những chỗ không bằng phẳng.

NASA sẽ đưa lò phản ứng hạt nhân lên Mặt Trăng

NASA sẽ đưa lò phản ứng hạt nhân lên Mặt Trăng

Với hy vọng hỗ trợ sự sống của con người trên Mặt Trăng, NASA đang lên kế hoạch lắp đặt một lò phản ứng hạt ...

(theo Sputnik)

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ ...
Tay đua Cao Việt Nam về Nhất giải vô địch đua moto châu Á tại Châu Hải, Trung Quốc

Tay đua Cao Việt Nam về Nhất giải vô địch đua moto châu Á tại Châu Hải, Trung Quốc

Giải vô địch châu Á về đua moto lần này có sự tham dự của các vận động viên đến từ 15 quốc gia. Đoàn thể thao Việt Nam có ...
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4, dầu WTI và dầu Brent đều giảm.
Người phụ nữ chi 50.000 USD nhân bản vô tính 2 chú mèo cưng

Người phụ nữ chi 50.000 USD nhân bản vô tính 2 chú mèo cưng

Một người phụ nữ sống tại Canada chi số tiền hơn 50.000 USD cho một công ty công nghệ sinh học nhằm nhân bản vô tính mèo cưng của mình ...
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập ...
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động