Giá heo hơi khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg. (Nguồn: Vincom) |
Giá heo hơi ngày 20/4 tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg ở nhiều nơi
Theo ghi nhận, giá heo hơi ở khu vực miền Bắc không có quá nhiều thay đổi. Thương lái tại hầu hết các tỉnh đang giao dịch heo hơi với giá trung bình là 62.000 đồng/kg.
Riêng Hà Nội nâng giá heo hơi lên mốc 63.000 đồng/kg (cao nhất cả nước) sau khi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Cụ thể, hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận cùng nâng giá heo hơi lên mức cao nhất là 62.000 đồng/kg.
Heo hơi tại tỉnh Ninh Thuận đang được thu mua với giá 60.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ở khu vực miền Nam tăng theo xu hướng chung của thị trường.
Theo đó, giá heo hơi tại Cần Thơ và Bình Phước tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, lần lượt lên mức 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, ba tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh và Vũng Tàu cùng điều chỉnh giao dịch lên mốc cao nhất 62.000 đồng/kg - ngang với Đồng Tháp.
Các tỉnh thành còn lại trong khu vực không có biến động mới về giá.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
*Để giúp nhân dân có thêm điều kiện về vốn đầu tư cũng như động lực để phát triển chăn nuôi, huyện Mù Cang Chải đã vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của Nhà nước để kịp thời giúp người dân, theo báo Yên Bái.
Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 69 HĐND tỉnh, huyện đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện đăng ký đợt 1 năm 2024 được 116 mô hình gồm: 1 mô hình chăn nuôi heo kết hợp có quy mô 5 con heo nái và 50 con heo thịt trở lên, 63 mô hình chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên, 27 mô hình chăn nuôi heo nội, có quy mô 3 con heo nái và 20 con heo thịt trở lên, 6 mô hình chăn nuôi dê có quy mô từ 30 con trở lên, 19 tổ hợp tác chăn nuôi trâu bò hoặc hỗn hợp trâu, bò liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã có quy mô tối thiểu từ 20 con.
Ngay sau đăng ký, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cũng đã tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện và kiểm tra, đôn đốc nhân dân thực hiện đảm bảo theo hướng dẫn; đồng thời, quyết định phê duyệt danh sách các hộ đã hoàn thành để nghiệm thu.
Ông Sùng A Tu, Phó Chủ tịch UBND xã Mồ Dề, chia sẻ là xã vùng cao, trình độ dân trí còn hạn chế, nên nhân dân chủ yếu phát triển mạnh về chăn nuôi trâu, bò vì tận dụng được thế mạnh về tự nhiên. Để phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân vận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Riêng trong đợt 1 năm 2024, xã thực hiện 12 mô hình gồm 7 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên/mô hình và 5 mô hình chăn nuôi heo kết hợp với quy mô 3 heo nái và 20 heo thịt trở lên/mô hình, hiện các mô hình đều đã cơ bản hoàn thành đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu.