Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Minh Anh
Việc Ukraine quyết chặn dòng khí đốt Nga cung cấp tới châu Âu đã thật sự gây bất ổn ở Đông Âu, nhưng tình hình ở Lục địa già có vẻ còn nhiều rắc rối hơn thế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, bất an trong mối quan hệ với Ukraine
Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine. (Nguồn: euractiv.com)

Cái gì phải đến cuối cùng đã đến, việc Đông Âu lo ngại về dòng khí đốt Nga có thể bị Ukraine chặn đứng giữa mùa Đông đã thành hiện thực.

Dữ liệu từ công ty điều hành OGTSU của Ukraine ngày 1/1/2025 chính thức cho thấy, lượng khí đốt được giao qua điểm nhập khẩu duy nhất từ Nga vào Ukraine đã chính thức trở về mức 0.

Tin liên quan
Báo Trung Quốc: BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi quyền tự chủ Báo Trung Quốc: BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi quyền tự chủ

Trên thực tế, quyết định của Ukraine về việc đóng van cung cấp khí đốt Nga, chấm dứt hợp đồng trung chuyển khí đốt từ Nga qua lãnh thổ của nước này tới châu Âu, đã thực sự gây ra rắc rối ở phía Đông Lục địa già, khi Moldova phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp có liên quan và Slovakia đe dọa sẽ “không để yên”.

Vụ việc đã phơi bày sự thật rằng, dù châu Âu đã nỗ lực để thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga kể từ khi Moscow khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, một số quốc gia Đông Âu vẫn trông chờ vào nguồn cung năng lượng Nga để đáp ứng phần lớn nhu cầu của họ.

Điều này cũng bộc lộ rõ một nguồn thu nhập chưa từng vị gián đoạn của Điện Kremlin bất chấp xung đột quân sự với Ukraine chuẩn bị kéo dài sang năm thứ tư, khiến Tổng thống Volodymyr Zelensky luôn muốn chặn đứng càng sớm càng tốt.

Gần một phần ba lượng khí đốt của Nga bán cho châu Âu được vận chuyển qua lãnh thổ của Kiev, theo người đứng đầu Trung tâm Năng lượng của Viện Jacques Delors. Phần còn lại được vận chuyển qua đường ống dưới Biển Đen đến Bulgaria, Serbia và Hungary hoặc bằng các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Moldova nói bị 'tống tiền năng lượng'

Tình hình Moldova có vẻ đang ở mức nghiêm trọng nhất. Quốc gia nhỏ bé giáp biên giới Ukraine đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày (từ 16/12) để chuẩn bị cho quyết định “dứt tình” ​​của Kiev.

Ngay sau đó, Chisinau còn tỏ ra tức tối hơn khi Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga - Gazprom tiếp tục tuyên bố dừng cung cấp khí đốt cho khu vực Transnistria từ 8h sáng 1/1/2025, với lý do tranh chấp về một khoản nợ - hơn 700 triệu USD.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Moldova đã thay thế hầu hết nguồn cung Nga bằng khí đốt từ thị trường châu Âu, nhưng vùng ly khai Transnistria ở miền Đông nước này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào dòng khí đốt Nga chảy qua Ukraine, nhập khoảng 2 tỷ m3 khí đốt mỗi năm kể từ 2022. Transnistria sử dụng khí đốt Nga để sản xuất điện và bán lại cho các khu vực do chính phủ Moldova kiểm soát. Nhà máy điện lớn nhất Moldova là Kuciurgan nằm ở vùng ly khai này.

Việc bị cắt nguồn khí đốt Nga khiến vùng ly khai Transnistria không thể tiếp tục sản xuất điện để bán cho các khu vực khác ở Moldova, khiến nước này lâm vào khủng hoảng năng lượng.

Thủ tướng Moldova Dorin Recean ngay lập tức bày tỏ phẫn nộ trước quyết định của Gazprom, phủ nhận khoản nợ và cáo buộc Nga dùng "chiến thuật áp bức", "tống tiền năng lượng” để tác động đến cuộc bầu cử quốc hội năm 2025 và phá hoại con đường tiến vào châu Âu của nước này.

Trong khi đó, chuyên gia của Trung tâm năng lượng thuộc Viện Jacques Delors nói Moscow đã sử dụng khí đốt như một "vũ khí địa chính trị", nuôi dưỡng sự phẫn nộ của người dân để tác động đến sự ủng hộ dành cho Ukraine và gieo mầm bất hòa trên khắp châu Âu.

Chính phủ cũng tính chuyện bù đắp sự thiếu hụt năng lượng bằng cách mua điện từ nước láng giềng Romania. Tuy nhiên, hiện tại thủ đô Chisinau, chính phủ Moldova đang phải dùng nhiều biện pháp tức thời để hạn chế tối đa mức tiêu thụ năng lượng, hạn chế chiếu sáng trong các tòa nhà công cộng và sử dụng thang máy, hầu hết các màn trình diễn ánh sáng mùa lễ hội bị tắt...

Một số cư dân đã bày tỏ lo sợ về những gì có thể xảy ra tiếp theo. Việc tắt hệ thống sưởi vào mùa Đông cũng đã gây lo ngại cho người dân. Trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến bi quan về diễn biến tiếp theo của tình hình, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm mạnh trong thời gian tới. Những khó khăn trong quan hệ giữa Nga, Ukraine và Moldova càng làm tăng thêm căng thẳng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.

Trước mắt, thay vì trả khoản nợ đã đề cập trên, Thủ tướng Moldova Dorin Recean ra lệnh chuẩn bị khuôn khổ pháp lý cho việc tịch thu tài sản của Gazprom ở Moldova, hay cụ thể là quốc hữu hóa tài sản của Moldovagaz -công ty mà Gazprom có 50% cổ phần, bất chấp Moldova sẽ bước vào cuộc đối đầu trực tiếp với Gazprom.

Trong nhiều thập kỷ qua, ngành năng lượng của Moldova gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt Nga được cung cấp qua đường ống trung chuyển của Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã, sự phụ thuộc này đã được chính thức hóa với việc thành lập Moldovagaz (1999) - một liên doanh giữa Gazprom, chính phủ Moldova và khu vực ly khai Transnistria.

Mặc dù các thỏa thuận ban đầu đưa ra mức giá tương đối thấp, căng thẳng bắt đầu nổi lên khi chi phí khí đốt tăng. Đến năm 2007, Moldova đã phải trả 170 USD cho 1.000 m3, tăng mạnh so với mức 80 USD mà họ phải trả vào đầu những năm 2000. Tranh chấp về nợ và giá cả leo thang đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2022 với khoản nợ 709 triệu USD mà Gazprom khẳng định.

Mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn trong cuộc khủng hoảng khí đốt vào năm 2021 khi Moldova từ chối chấp nhận các điều khoản của Gazprom cho một hợp đồng mới. Chisinau tuyên bố Nga có động cơ chính trị khi hủy bỏ một thỏa thuận năng lượng với EU, trong khi Gazprom cho biết họ chỉ đơn giản là không muốn hoạt động thua lỗ.

Ukraine cáo buộc Slovakia hưởng lợi

Việc dòng chảy khí đốt lâu đời nhất của Nga đến châu Âu bị chặn đứng, được Ukraine ca ngợi là "sự kiện lịch sử".

"Chúng tôi đã dừng quá cảnh khí đốt của Nga. Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường, họ sẽ phải chịu tổn thất tài chính. Châu Âu đã đưa ra quyết định từ bỏ khí đốt của Nga", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko vui mừng tuyên bố. Bộ này cũng cho biết, Kiev quyết dừng trung chuyển khí đốt Nga "vì lợi ích an ninh quốc gia" dù họ sẽ bị mất khoảng 800 triệu USD/năm.

Trong khi đó, về phần EU, dù Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, với mục tiêu tạo ra nguồn cung thay thế cho các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng, cơ sở hạ tầng khí đốt của khối đã được tăng cường đáng kể trong vài năm qua. Đánh giá tác động là hạn chế, Lãnh đạo Khối này cho biết, họ đã "chuẩn bị" sẵn sàng cho kịch bản "không còn khí đốt Nga quá cảnh qua Ukraine".

Tuy nhiên, trên thực tế, sau nhiều năm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn cung năng lượng Nga, hiện mức độ giảm phụ thuộc là khác nhau. Chẳng hạn, sau quyết định chấm dứt hoàn toàn hợp đồng dài hạn với Gazprom của Áo vào tháng 12/2024, Slovakia vẫn là nền kinh tế có thể phải chịu tác động đáng kể; trong khi một thành viên khác là Hungary - vẫn thân thiện với Moscow và vẫn tiếp tục nhận được hầu hết lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga thông qua đường ống Biển Đen, mà gần như không bị ảnh hưởng gì.

Cùng với Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, ông Robert Fico được coi là số ít "đồng minh" của Điện Kremlin trong EU đã lên tiếng chỉ trích "quyết định đơn phương của Kiev là phi lý và sai trái". Trong một lá thư gửi Brussels, ông Fico cũng đã lên tiếng cảnh tác động "khủng khiếp" nếu dòng khí đốt Nga sang EU bị cắt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Thậm chí, ông Fico đã đe dọa đáp trả Kiev bằng khả năng cắt nguồn cung cấp điện thiết yếu của Ukraine.

Trong lúc các nhà lãnh đạo EU thân Điện Kremlin đang cố gắng làm trung gian cho một thỏa thuận, nhằm duy trì dòng nhiên liệu Nga chảy qua lục địa già - là huyết mạch kinh tế của một số nền kinh tế thành viên. Về phía Ukraine, một quan chức cấp cao của nước này đã lên tiếng chỉ trích rằng, lo ngại của Thủ tướng Robert Fico về an ninh năng lượng là vô căn cứ, thậm chí cáo buộc Slovakia đã được hưởng lợi từ chiến lược trung chuyển khí đốt của Nga, theo tờ Politico.

Theo tiết lộ của tờ báo này, đã xảy ra một cuộc tranh cãi ngoại giao ngày càng căng thẳng giữa Slovakia và Ukraine chủ yếu là về việc kiếm tiền từ nguồn năng lượng Nga giá rẻ, hơn bất cứ điều gì khác. Theo một quan chức Ukraine thân cận với Tổng thống Zelenskyy, Slovakia đang kiếm được khoảng 500 triệu USD/năm bằng các giao dịch khí đốt của Nga, trong khi phản đối các mục tiêu chính sách đối ngoại của Ukraine.

"Chúng tôi liên tục yêu cầu trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga", vị quan chức giấu tên cho biết. Nhưng Thủ tướng Slovakia Robert Fico luôn nằm trong số những người ngăn chặn các lệnh trừng phạt đó... và cũng là một trong những người đầu tiên phản đối nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine".

Báo Trung Quốc: BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi quyền tự chủ

Báo Trung Quốc: BRICS không chống phương Tây, không ‘chọn phe’, chỉ theo đuổi quyền tự chủ

Tờ Globaltimes của Trung Quốc đăng bài bình luận về một nhánh phát triển mới của BRICS, theo đó, quan hệ đối tác mới của ...

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng 'khởi sắc' đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng thế giới tăng liên tiếp trong hai ngày đầu năm mới. Giá vàng trong nước cũng có những ...

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Thị trường cà phê toàn cầu đang đứng trước ngã rẽ lớn khi bước vào năm 2025, với những diễn biến khó lường từ nguồn ...

WTO - 'Ngọn hải đăng' trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

WTO - 'Ngọn hải đăng' trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

Vai trò của WTO sẽ dần bị mai một nếu không thay đổi cơ chế vận hành và cải cách mà trong đó, đối thoại ...

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, ...
Giao tranh đẫm máu giữa lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, tình hình Syria vẫn 'căng như dây đàn'

Giao tranh đẫm máu giữa lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, tình hình Syria vẫn 'căng như dây đàn'

Những cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và SDF do người Kurd đứng đầu ở miền Bắc Syria trong 2 ngày qua đã khiến ...
Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhà chức trách Nhật Bản đã bắt đầu tiêu hủy khoảng 50.000 con gà sau khi ghi nhận đợt bùng phát cúm gia cầm tại một trang tại ở tỉnh ...
Nhiều dự doán trước thềm chung kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan

Nhiều dự doán trước thềm chung kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan

Các chuyên gia tin tưởng tuyển Việt Nam tiếp tục thắng Thái Lan ở chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), nâng cao danh hiệu ngay trên đất ...
Cảnh báo sự cố hàng không do hiện tượng thời tiết cực đoan vào mùa Đông

Cảnh báo sự cố hàng không do hiện tượng thời tiết cực đoan vào mùa Đông

Cơ quan Khí tượng Đức (DWD) đã cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm có thể gây ra các sự cố hàng không khác trong mùa Đông khắc nghiệt ...
Bé trai 7 tuổi sống sót thần kỳ trong khu động vật hoang dã

Bé trai 7 tuổi sống sót thần kỳ trong khu động vật hoang dã

Nhờ kỹ năng sinh tồn, cậu bé Tinotenda Pudu đã được tìm thấy sau 5 ngày lạc vào khu dành cho động vật hoang dã ở công viên Matusadona.
Sức khỏe nền kinh tế số 1 châu Âu 'ốm yếu', 98% người dân yêu cầu cải cách chính sách 'phanh nợ'

Sức khỏe nền kinh tế số 1 châu Âu 'ốm yếu', 98% người dân yêu cầu cải cách chính sách 'phanh nợ'

Một cuộc khảo sát mới đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy, có tới 98% người được hỏi tin rằng chính sách 'phanh nợ' của Đức cần được cải cách.
Hàng loạt đại gia công nghệ công bố tài trợ 'khủng' cho quỹ nhậm chức của ông Trump

Hàng loạt đại gia công nghệ công bố tài trợ 'khủng' cho quỹ nhậm chức của ông Trump

Danh sách các tập đoàn công nghệ chi hàng chục triệu USD cho quỹ nhậm chức của Donald Trump ngày càng nối dài và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Các công ty lớn của Hàn Quốc tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) toàn cầu như Amazon Web Services và Microsoft.
Trung Quốc tăng cường ‘tự lực cánh sinh’

Trung Quốc tăng cường ‘tự lực cánh sinh’

Nền kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn vừa cần tầm nhìn dài hạn, vừa đặt ra yêu cầu phải đối phó hiệu quả với những thách thức trước mắt.
Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025, giá vàng giảm. BRICS thích vàng hơn sau hành động của Mỹ và châu Âu.
Năm 2025, đến lượt Mỹ 'ngồi vào ghế nóng', ông Trump sẽ đối phó ra sao với khoản nợ quốc gia cao ngất ngưởng?

Năm 2025, đến lượt Mỹ 'ngồi vào ghế nóng', ông Trump sẽ đối phó ra sao với khoản nợ quốc gia cao ngất ngưởng?

Tình hình tài chính của nước Mỹ dự báo sẽ là vấn đề đau đầu đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa là đến lễ ...
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động