📞

Giá tiêu hôm nay 13/6: Thế giới giảm, thấp nhất 68.000đ/kg; dự báo thị trường 6 tháng cuối năm khá 'căng thẳng'

HOÀNG NAM 05:12 | 13/06/2021
Dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn.
Giá tiêu hôm nay 13/6: Thế giới giảm, thấp nhất 68.000đ/kg. (Nguồn: Ptexim)

Cập nhật giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 13/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.844.45 Rupee/tạ (cao nhất), 41.730 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ 10 Rupee/tạ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/6/2021 là 316,9 VND/INR.

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 68.000 - 72.000 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 68.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (69.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (70.000 đ/kg); Bình Phước (71.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đ/kg.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 5/2021 đạt 27.963 tấn các loại, giảm 4.269 tấn, tức giảm 13,24 % so với tháng trước và giảm 2.019 tấn, tức giảm 6,73 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 5/2021 đạt 95,88 triệu USD, giảm 9,34 triệu USD, tức giảm 8,88 % so với tháng trước nhưng lại tăng 35,52 triệu USD, tức tăng 58,85 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 121.388 tấn các loại, giảm 24.994 tấn, tức giảm 17,08 % so với khối lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 379,57 triệu USD, tăng 70,87 triệu USD, tức tăng 22,96 % so với cùng kỳ.

Nguyên nhân sụt giảm của xuất khẩu hồ tiêu là do cước vận tải biển tăng lên quá cao, dẫn đến giao thương bị đình trệ. Trong khi đó, giá tiêu thế giới tăng mạnh trong tháng 5/2021 là do mối lo nguồn cung dài hạn có khả năng thiếu hụt. Không chỉ riêng Việt Nam năm nay mất mùa hồ tiêu, mà vụ mùa sắp tới tới Indonesia cũng được dự báo lâm vào tình cảnh tương tự.

Qua 6 tháng của năm 2021, thị trường các nước đang cân đối bằng nguồn dự trữ tiêu giá rẻ của năm trước. Tuy vậy, càng về gần cuối năm 2021, lượng tiêu này càng giảm dần. Đi đôi với đó là sản lượng vụ mới không đủ bù đắp.

Vậy nên thị trường tiêu 6 tháng cuối năm được dự báo khá "căng thẳng". Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tăng do dịch Covid-19 dần được khống chế bằng vaccine sẽ đẩy giá nông sản, trong đó có hồ tiêu tăng tốt thời gian tới.

Dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn. Nguyên nhân giá tiêu tiếp tục tăng là do nguồn cung tại Việt Nam - nước sản xuất tiêu lớn nhất thế giới giảm mạnh so với năm trước.

(tổng hợp)