TIN LIÊN QUAN | |
Giá dầu thế giới quay đầu tăng mạnh | |
Giá vàng SJC tăng 350.000 đồng/lượng phiên chiều 8/7 |
Sự gia tăng đột biến của giá kim loại quý cùng với câu hỏi liên quan đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế lớn trên thế giới đang khiến giới đầu tư vô cùng lo lắng. Cú sốc mà giới đầu tư từng hứng chịu khi giá vàng đạt đỉnh 1.904 USD/ounce hồi năm 2011 vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều người và chỉ một biến động nhỏ cũng có thể khiến tâm lý lo ngại lan rộng.
Đảo ngược xu thế
Những thay đổi trên thị trường vàng trong tháng 6/2016 là một minh chứng. Giá kim loại quý này đã tăng 9% trong vòng một tháng cho dù số liệu của Cục Điều tra Dân số và Thống kê Hong Kong cho thấy, mức nhập khẩu vàng ròng qua Hong Kong của Trung Quốc đã giảm 38,5% (từ 115,29 tấn trong tháng 5/2016 xuống 70,886 tấn trong tháng 6/2016).
Các nhà phân tích thuộc công ty tư vấn vàng hàng đầu thế giới GFMS thuộc Thomson Reuters cho biết, trong quý II/2016, nhu cầu vàng trang sức ở Trung Quốc đã giảm 31%, trong khi đầu tư bán lẻ cũng giảm 12%. Nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ thậm chí giảm tới 56%, còn đầu tư ròng giảm 40%. Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, giá vàng thế giới còn phải chịu sức ép khác từ khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất khi tăng trưởng kinh tế Mỹ phục hồi.
Giá vàng đang biến động mạnh. (Nguồn: The Week) |
Cho đến nay, mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đồng USD và giá vàng vẫn còn nguyên giá trị. Do vậy, khi đồng USD mạnh hơn, tất yếu giá vàng sẽ giảm đi. Ngoài ra, nếu có gói kích thích kinh tế và các chính sách thu hút đầu tư được triển khai tại nhiều nền kinh tế trên thế giới thì các nhà đầu tư bị thu hút vào các kênh khác, như chứng khoán, vì mức độ rủi ro ít hơn. Tuy nhiên, sự biến động mạnh mẽ của giá vàng kể từ đầu năm đến nay khiến giới đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng các cơ sở đánh giá để có được dự đoán về triển vọng của giá vàng.
Nhu cầu đảm bảo an toàn trước những lo ngại về nguy cơ tăng trưởng giảm sút của Trung Quốc, kết quả cuộc trưng cầu Brexit và những dự đoán về sự thay đổi lãi suất đã đẩy vàng tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm qua.
Giảm trong dài hạn
Khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm trong quý I/2016 do những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc thì vàng cũng có mức tăng theo quý lớn nhất trong gần 30 năm qua. Lãi suất toàn cầu cực thấp cũng trở thành nhân tố đẩy giá vàng lên trong năm nay.
Giám đốc phụ trách thương mại toàn cầu Peter Hug tại Kitco Metals Inc. nói: “Đà tăng của vàng có thể chỉ là ‘bước hồi phục ngắn hạn đang mở rộng dần' và nỗ lực này có thể khiến vàng đạt ngưỡng 1.355 USD/ounce. Nếu giá vàng tiếp tục tăng, nhiều khả năng thị trường sẽ đạt mức cao là 1.376 USD/ounce năm 2016”.
Theo ông Harry Tchilinguirian, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa toàn cầu tại BNP Paribas, sự tăng giá mạnh của vàng trong nửa đầu năm nay chính là cơ sở điều chỉnh dự báo giá vàng của năm nay và năm tới, nhưng “mức kháng cự đang có xu hướng đi xuống chứ không phải đi lên”.
Các nhà phân tích của BNP Paribas dự báo giá vàng trung bình năm 2016 là 1.245 USD/ounce, tăng 285 USD mỗi ounce so với dự báo trước đó. Còn các nhà phân tích GFMS đã điều chỉnh giá vàng năm 2016 lên 1.279 USD/ounce, tăng so với dự báo 1.184 USD/ounce đưa ra trước đó.
“Vũ điệu” vàng và Brexit Một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý về Brexit (22/6), giá vàng thế giới vẫn nhảy múa... |
Giá dầu, giá vàng thế giới khởi sắc Những yếu tố khả quan đẩy giá vàng và dầu mỏ trở lại những phiên khởi sắc, tuy nhiên, giới đầu tư vẫn tỏ rõ ... |
Vàng đảo chiều, tăng cao nhất kể từ tháng 10/2011 Sau khi trượt giảm "thê thảm" trong tuần trước nữa, giá vàng tuần qua đã đảo chiều đi lên mạnh mẽ trong hai phiên cuối ... |