Nhỏ Bình thường Lớn

Giá vàng hôm nay 1/7: Neo sát đáy hai tháng, giới đầu tư bối rối, có nên mua vàng thời điểm này?

Giá vàng thế giới đã trải qua tháng 6 tồi tệ khi giảm khoảng 7,6% và đang hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2016. Theo nhận định của giới chuyên gia, về mặt kỹ thuật, vàng đang ở kênh giảm giá vì vậy, đây chưa phải thời điểm tốt để mua vào.

Giá vàng hôm nay 1/7: Tăng nhẹ

Sáng 1/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào 56,30 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 56,90 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đóng cửa phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giá bán vàng hiện vẫn đang cao hơn giá mua 600.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, tại Hà Nội, Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết tại 56,41 - 56,83 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng giảm mạnh niêm yết tại 51,03 - 51,63 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch ở mức 50,03 - 51,40 triệu đồng/lượng.

Sáng ngày 1/7 (theo giờ Việt Nam) trên thị trường thế giới, giá vàng đang được niêm yết trên Kitco là 1.771,1 USD/ounce, tăng 13,1 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá USD tại Vietcombank ở thời điểm tham chiếu: 1 USD = 23.110 VND, giá vàng thế giới tương đương 49,31 triệu đồng/lượng, thấp hơn 7,59 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra ở cùng thời điểm.

Giá vàng hôm nay 1/7: Neo sát đáy hai tháng, giới đầu tư bối rối, có nên mua vàng thời điểm này?
Giá vàng thế giới đang neo sát mức đáy 2 tháng vì đồng USD tiếp đà phục hồi. (Nguồn: Forbes)

Cập nhật giá vàng hôm nay

Theo ghi nhận của TG&VN, lúc 21h ngày 30/6, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco đang giao dịch ở mức 1.762,5 - 1.763,5 USD/ounce, tăng 1,4 USD so với phiên giao dịch liền kề.

Chốt phiên giao dịch ngày cuối cùng của tháng 6, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng tại 56,25 - 56,85 triệu đồng/lượng, giữ nguyên giá so với phiên giao dịch sáng 30/6. Chênh lệch giá bán vàng cao hơn giá mua 600.000 đồng/lượng.

Tại Hà Nội, Bảo Tín Minh Châu hiện niêm yết tại 56,35 - 56,79 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng giảm mạnh niêm yết tại 51,09 - 51,69 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,35 - 51,45 triệu đồng/lượng.

Tháng 6 tồi tệ của thị trường vàng

Giá vàng trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 đã neo gần đáy 2 tháng vì đồng USD tiếp tục phục hồi và giới đầu tư chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ để rõ hơn về lập trường chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Hôm 29/6, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết, ông rất lạc quan về nền kinh tế và ngân hàng trung ương có thể bắt đầu nâng lãi suất vào năm sau. Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.

Đồng USD tiếp tục phục hồi khiến vàng đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Hiện tại, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền khác, tăng 0,08% lên 92,112.

Thêm vào đó, chứng khoán và tiền ảo cũng khiến nguồn tiền bị dịch chuyển khỏi kênh vàng. Nhà đầu tư đang có xu hướng bán vàng ra để tìm đến những nơi sinh lợi cao hơn.

Ngoài ra, trong tháng 6, xu hướng mua ròng vàng đã quay trở lại sau khi quỹ mua mạnh hơn 20 tấn vàng trong tháng 5. Nhưng khi cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed diễn ra, với quan điểm không mấy ủng hộ vàng, các quỹ đã liên tục xả vàng, đặc biệt là sau khi vàng rơi khỏi vùng hỗ trợ tâm lý 1.800 USD/ounce.

Các chiến lược gia tại TD Securities nhận định, USD mạnh hơn và lợi suất tăng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới diễn biến tiêu cực của vàng. Kim loại quý đang cần chất xúc tác để tái tạo đà tăng. Thị trường đã không có động lực mua kể từ sau cuộc họp của Fed và vàng có thể tiếp tục di chuyển theo kịch bản tiêu cực.

Karen Jones, trưởng nhóm nghiên cứu phân tích kỹ thuật của FICC tại ngân hàng Commerzbank cho biết, đây là thời điểm tốt cho USD bởi đồng tiền hàng đầu thế giới được coi là nơi tốt nhất trong thời kỳ đại dịch, khi vaccine ngừa Covid-19 tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang được triển khai nhanh chóng.

Kể từ ngày 1/6, kim loại quý đã giảm khoảng 7,6%. Tính theo hiệu suất tháng, vàng đang hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2016 - thời điểm kim loại quý này giảm hơn 8%.

Theo chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak của DailyFX, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, được công bố vào cuối tuần có thể là nhân tố chi phối chính của thị trường trong ngắn hạn. Nếu dữ liệu cho thấy lạm phát tiền lương cao hơn và tăng trưởng việc làm mạnh mẽ, thị trường sẽ ghi nhận mức đáy tiếp theo của giá vàng.

Có nên mua vàng thời điểm này?

Theo nhận định của giới chuyên gia, về mặt kỹ thuật, vàng đang ở kênh giảm giá vì vậy, đây chưa phải thời điểm tốt để mua vào.

Nhà phân tích Edward Meir của ED&F Man Capital Markets nhận định, thị trường vàng ghi nhận đà sụt giảm nghiêm trọng còn do một số nhà đầu tư tham gia thị trường vẫn bối rối về triển vọng chính sách của Fed.

Một số nhà hoạch định chính sách của Fed đã trở nên cứng rắn hơn, bất chấp kết quả lạm phát của Mỹ yếu hơn dự kiến vào tuần trước. Theo đó, các quan chức Fed đều thể hiện sự lạc quan vào đà hồi phục của thị trường lao động, chú ý tới nguy cơ lạm phát tăng nhanh khi nền kinh tế trở lại bình thường.

Trong khi đó, các quốc gia châu Âu và châu Á tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ do phải đối diện với làn sóng dịch Covid-19, với biến thể siêu lây nhiễm Delta.

Chuyên gia phân tích cao cấp tại ActiveTrades Ricardo Evangelista nhấn mạnh: "Thị trường dường như không hài lòng với quan điểm của Fed về lạm phát. Các nhà đầu tư tin, sự mơ hồ của ngân hàng trung ương kết hợp với quan điểm chính sách tiền tệ trái chiều từ các quan chức của Fed sẽ dẫn đến khả năng lãi suất được điều chỉnh tăng sớm hơn so với kỳ vọng trước đây".

Chuyên gia Evangelista dự báo rằng, một kịch bản như vậy sẽ hỗ trợ cho USD, khiến giá kim loại quý phải đương đầu với nhiều thách thức hơn nữa và trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng xấu đến giá vàng.

Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm đang có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn. Giá vàng đang trong xu hướng giảm 4 tuần trên biểu đồ ngày.

Xu hướng sản xuất tại chỗ lên ngôi, Trung Quốc hết thời là 'công xưởng thế giới'
Giá vàng hôm nay 30/6: Cuộc đua xuống đáy, niềm tin tiêu dùng tăng vọt bất ngờ, vàng còn giảm nữa?
Nợ Trung Quốc tăng vọt sau đại dịch
Kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng thế nào khi người dân bỏ phố, về quê?
Giá vàng hôm nay 29/6: Giao dịch ở mức thấp nhưng không lo, vàng giảm càng sâu, cơ hội mua vào càng tốt
TIN LIÊN QUAN

(theo Reuters, Kitco News, MarketWatch)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước? Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi
Trung Quốc-EU: Tình hình thêm 'căng', Bắc Kinh phản ứng mạnh, 'bắn tin' đến WTO Trung Quốc-EU: Tình hình thêm 'căng', Bắc Kinh phản ứng mạnh, 'bắn tin' đến WTO