BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 17/8 và TỶ GIÁ HÔM NAY 17/8
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 17/8/2024
Giá vàng thế giới chuẩn bị xác lập một tuần tăng nhờ triển vọng lạc quan về việc hạ lãi suất tại Mỹ.
Ghi nhận của TG&VN lúc 19h ngày 16/8, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco 2.470,3 - 2.471,3 USD/ounce, tăng 14 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần này đã xoa dịu lo ngại về suy thoái kinh tế nhưng các nhà giao dịch tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất vào tháng 9.
Các thị trường nhận thấy, 75% khả năng giảm 25 điểm cơ bản vào tháng tới và 25% khả năng giảm 50 điểm cơ bản, theo công cụ CME FedWatch. Các nhà giao dịch đã đưa ra ý kiến trái chiều vào đầu tuần giữa hai khả năng.
Môi trường lãi suất thấp có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 của Fed sẽ có vào tuần tới và ông Powell sẽ phát biểu về triển vọng kinh tế Mỹ tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole.
Giá vàng trong nước không có sự thay đổi mới tại các doanh nghiệp vàng so với đầu phiên sáng nay.
Cụ thể, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Phú Quý, hệ thống PNJ và hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu tiếp tục niêm yết cùng mức 78 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 80 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Hiện, chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán vàng SJC tại các doanh nghiệp duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 17/8/2024: Giá vàng 'băng băng' leo dốc, khu vực Bắc Mỹ mua vào bất ngờ, dòng tiền lớn 'đổ bộ' thị trường. (Nguồn: Getty) |
Tổng hợp giá vàng miếng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại các thời điểm chốt phiên giao dịch chiều 16/8:
Công ty VBĐQ Sài Gòn: Vàng miếng SJC 78 - 80 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji: Vàng miếng SJC 78 - 80 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ: Vàng miếng SJC 76,6 – 77,9 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý: Vàng miếng SJC: 78 - 80 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 78 - 80 triệu đồng/lượng.
Tiền đang đổ vào thị trường
Tiền đang đổ vào thị trường vàng trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng về Mỹ sớm giảm lãi suất, rủi ro địa chính trị và nhu cầu đầu tư ngắn hạn tăng cao. Trong đó, dòng tiền ròng chảy vào các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng (ETF) trong tháng 7 đạt mức cao nhất trong hai năm.
Số dư tài sản của SPDR Gold Shares, một quỹ ETF vàng lớn, tính đến ngày 9/8 là 846,6 tấn, tăng khoảng 1,4 tấn so với tuần trước đó và tăng 14,6 tấn so với cuối tháng 4.
Các quỹ ETF mua ròng 48,5 tấn vàng, tương đương 3,7 tỷ USD, theoHội đồng Vàng Thế giới.
Đây là mức cao nhất kể từ mức kỷ lục 185,4 tấn thiết lập hồi tháng 3/2022, sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang.
Trong đó, lượng mua vào từ khu vực Bắc Mỹ đặc biệt lớn. Các quỹ ETF bán ròng 35 tấn vào tháng 1 và 2 nhưng sau đó mua ròng 25,7 tấn chỉ tính riêng trong tháng 7.
Tại châu Âu, lượng bán ròng là 52,1 tấn vào tháng 4 nhưng sau đó là chuỗi 3 tháng mua ròng liên tiếp.
Trong tháng 7, tất cả khu vực trên thế giới đều ghi nhận mua ròng vàng. Điều này khác với tháng 6, chỉ có châu Á và châu Âu ghi nhận mua ròng.
Phân tích xu hướng theo quý, từ tháng 4 đến tháng 6 đánh dấu quý thứ 9 liên tiếp có dòng tiền ròng chảy ra. Các số liệu mới nhất cho thấy sự đảo ngược trong xu hướng bán ròng kéo dài này.
Kỳ vọng Mỹ sớm giảm lãi suất là một trong những nguyên nhân chính của việc đảo ngược xu thế này. Theo truyền thống, giá vàng có xu hướng tương quan nghịch với lãi suất dài hạn và sức hấp dẫn của vàng, vốn không tích lũy lãi suất, đang tăng lên.
Koichiro Kamei, chủ tịch Viện Chiến lược Thị trường Nhật Bản cho biết, có kỳ vọng mạnh mẽ rằng giá vàng sẽ tăng trong tương lai do sự dịch chuyển sang lãi suất thấp hơn ở Mỹ, dẫn đến việc mua vào khi giá giảm. Số lượng người mua rõ ràng đã tăng lên do thu nhập tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhiều người đang tập trung vào tiềm năng mua liên tục được kích hoạt bởi rủi ro địa chính trị. Một cuộc xung đột toàn diện giữa Iran và Israel sẽ tiếp tục đẩy giá vàng lên cao.
Sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ cũng giúp các quỹ dễ dàng đổ tiền vào vàng như một tài sản thay thế.
Nhà phân tích thị trường Itsuo Toshima khẳng định: "Vàng là một trong số ít tài sản có thể tăng giá, dòng tiền đầu tư không có nơi nào khác để đi đang chảy vào".
Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn cũng là một yếu tố.
Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ, tổng lượng mua vàng tương lai ròng đạt khoảng 285.000 hợp đồng tính đến ngày 16/7, mức cao nhất trong hơn 4 năm.
| Kinh tế Nhật Bản gây bất ngờ, tiêu dùng là 'sao sáng' thúc đẩy tăng trưởng Theo số liệu công bố ngày 15/8, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2024, phục hồi mạnh mẽ ... |
| Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi Tâm lý thất vọng phản ánh sự bi quan ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế đầu tàu châu Âu và làm nổi ... |
| Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine 'bên bờ vực', châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì? Hai năm rưỡi kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu và nhiều đợt trừng phạt, khí đốt tự nhiên ... |
| Đồng minh thân cận Nga lo bị Mỹ trừng phạt, hàng tỷ USD của doanh nghiệp 'lênh đênh' ở nước ngoài Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương Nga, các doanh nghiệp nước này có thể mất hàng tỷ USD do vấn đề thanh toán ... |
| Kinh tế Trung Quốc: Đón 300 tỷ Nhân dân tệ từ nguồn trái phiếu đặc biệt, có động lực tăng trưởng mạnh hơn Ngày 15/8, Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố báo cáo cho thấy, kinh tế nước này có động lực tăng trưởng mạnh hơn ... |