Nhỏ Bình thường Lớn

Giá vàng hôm nay 5/7: Vàng giảm, lý do sở hữu vàng luôn đúng, ‘tên trộm trong đêm’ xuất hiện, giá vàng SJC có lách được qua khe cửa hẹp?

Giá vàng hôm nay 5/7 giảm, phe bò đang mắc kẹt trong “vũng lầy” khi triển vọng lãi suất cao hơn của Mỹ làm xói mòn sự hỗ trợ cho kim loại quý. Giá vàng có thể tiếp tục giảm khi “tên trộm trong đêm” xuất hiện. Bối cảnh hiện tại như lời nhắc nhở liên tục về lý do tại sao chúng ta sở hữu vàng. Vàng SJC tăng nhẹ.

Cập nhật giá vàng hôm nay 5/7: Trong nước điều chỉnh giảm

Mở cửa phiên giao dịch, thời điểm 8h45’, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68,1 - 68,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 30 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Cùng thời điểm. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,15 - 68,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Trên thị trường thế giới, lúc 9h08’ ngày 5/7 (theo giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay trên sàn Kitco ở mốc 1.812,3 USD/ounce.

Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank ngày 5/7, 1 USD = 23.490 VND, giá vàng thế giới tương đương 51,29 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra 17,43 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 5/7 abc
Giá vàng hôm nay 5/7, Giá vàng lao dốc, ‘tên trộm trong đêm’ xuất hiện, vàng mắc kẹt trong vũng lầy, vàng SJC có lách được qua khe cửa hẹp? (Nguồn: News18)

Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 5/7

Mở cửa phiên giao dịch 4/7, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,2 - 68,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.

Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 68,2 - 68,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên cuối tuần qua.

Trong khi đó, giá hàng hóa giảm và những lo ngại suy thoái đã gây sức ép lên các thị trường, một số nhà phân tích về hàng hóa cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục giảm.

Trên thị trường châu Á, giá vàng biến động nhẹ trong chiều 4/7 do chịu sức ép từ đồng USD mạnh lên, song lợi suất trái phiếu giảm đã giúp giữ giá kim loại quý này trên mức 1.800 USD/ounce.

Khép phiên 4/7, giá vàng châu Á giao ngay giảm 0,2% xuống 1.807,48 USD/ounce. Còn giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,4% lên 1.808,80 USD/ounce.

Theo ghi nhận của TG&VN, đến 20h22’ ngày 4/7, giá vàng thế giới tại sàn giao dịch điện tử Kitco ở mức 1.808,9 - 1.809,9 USD/ounce, giảm 4,1 USD/ounce so với phiên trước đó.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (27/6-3/7): Tấn công tên lửa ở Ukraine, Tổng thống Nga công du Tajikistan, Thượng đỉnh G7, NATO, 25 năm ngày Hong Kong về Trung Quốc Ảnh ấn tượng tuần (27/6-3/7): Tấn công tên lửa ở Ukraine, Tổng thống Nga công du Tajikistan, Thượng đỉnh G7, NATO, 25 năm ngày Hong Kong về Trung Quốc

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên chiều 4/7:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 68,1 – 68,7 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 68,1 – 68,7 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 68,2 – 68,75 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 68,1 – 68,7triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 68,21 – 68,73 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 53,11 – 53,81 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,6 – 53,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giảm khi lãi suất tháng 7 tăng cao

Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần khi triển vọng về lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn đối với tài sản không có lợi nhuận, nhưng đồng USD mềm hơn đã giúp vàng bám trên mức hỗ trợ 1.800 USD.

Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.806,58 USD/ounce vào lúc 11h21 GMT sau khi chạm mức thấp nhất trong 5 tháng là 1.783,50 USD vào thứ Sáu tuần trước.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,3% lên 1.806,50 USD/ounce.

Đồng USD đã giảm 0,3%, nhưng giữ gần mức cao nhất trong hai thập niên đạt được vào tháng trước. USD yếu hơn khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Han Tan, nhà phân tích thị trường trưởng tại Exinity cho biết: “Phe bò đang mắc kẹt trong vũng lầy của các hành động chính sách mạnh tay của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), khi triển vọng lãi suất cao hơn của Mỹ làm xói mòn sự hỗ trợ cho kim loại quý này”.

Fed dự kiến ​​sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (bps) nữa trong tháng này.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng được kỳ vọng sẽ tiếp bước các đồng nghiệp toàn cầu. Lạm phát tại khu vực đồng Euro đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6 do áp lực giá cả ngày càng gia tăng.

Nhà phân tích Tan nói thêm: “Thị trường vẫn chưa định giá hoàn toàn trong mức tăng 75 điểm phần trăm tại cuộc họp của Fed trong tháng này. Nếu các nhà hoạch định chính sách buộc phải hành động tích cực hơn khi đối mặt với lạm phát không ổn định, điều đó có thể khiến giá vàng giảm một bước nữa”.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ công bố biên bản cuộc họp tháng trước của Fed vào thứ Tư và dữ liệu việc làm của nền kinh tế lớn nhất thế giới vào thứ Sáu tuần này.

“Trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng như hiện nay, khó có thể thấy vàng tăng giá. Nhưng nếu kim loại quý này có thể giữ trên 1.800 USD/ounce, thì điều đó chứng tỏ rằng vàng vẫn còn hỗ trợ cơ bản đáng kể”, Rupert Rowling, nhà phân tích thị trường tại Kinesis Money cho biết.

Còn theo usdgold.com, lạm phát, người ta đã nói, đến như một tên trộm trong đêm, và nó đã xảy ra.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes cảnh báo về những nguy cơ gây ra cho một nền kinh tế do lạm phát trong tác phẩm kinh điển năm 1919 của ông, The Economic Consequences of Peace.

Ông viết: “Lenin chắc chắn đã đúng. Không có phương tiện nào tinh vi hơn, chắc chắn hơn để đảo lộn cơ sở hiện có của xã hội là làm suy yếu tiền tệ. Quá trình này thu hút tất cả các lực lượng tiềm ẩn của quy luật kinh tế đứng về phía sự hủy diệt, và thực hiện nó theo cách mà không một người nào trong một triệu người có thể chẩn đoán được.

Giờ đây, chúng ta đột nhiên phải đối mặt với những gì rất có thể đi vào lịch sử - cú sốc tài chính lớn năm 2022 khi tỷ lệ lạm phát đạt mức hai con số chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, đồng thời như một lời nhắc nhở liên tục về lý do tại sao chúng ta sở hữu vàng.

Cựu nhân viên Phố Wall Dave Kranzler viết trong một bài phân tích được đăng trên trang Investor.com: “Bản chất của lạm phát bị hiểu nhầm và diễn giải sai. ‘Lạm phát’ và ‘phá giá tiền tệ’ là hai cụm từ có nghĩa giống nhau.

Việc phá giá USD đã từng xảy ra từ đầu những năm 1970. Giá trị của đồng USD so với vàng (tiền thật) đã giảm 98%.

Vào năm 1971, 40.000 USD mua được một ngôi nhà rộng 4.000 foot vuông ở vùng ngoại ô nước Mỹ. Bây giờ trung bình phải mất 700.000 USD để mua bất động sản tương tự. Lạm phát là bằng chứng của sự mất giá tiền tệ”.

Mặc dù đồng USD đã có xu hướng tăng so với các đồng tiền khác vào cuối năm (gần đây đã chạm mức cao nhất trong 20 năm và đẩy giá vàng xuống thấp hơn), sức mua đối với hàng hóa và dịch vụ vẫn đang giảm mạnh. Và điều đó, cuối cùng, là lý do thực sự tại sao thị trường có nhu cầu cao như vậy đối với vàng.

Nhà phân tích Kranzler nói rằng, “đám cháy rừng lạm phát” chỉ mới bắt đầu và hãy "giữ chặt vàng và bạc".

Tương tự, nhà phân tích thị trường kỳ cựu James Turk gần đây đã đưa ra một số nhận xét trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times về lý do tại sao vàng từ lâu đã đóng vai trò như một hàng rào chống lại sự suy giảm tiền tệ.

Ông nói: “Vàng không thể bị phá hủy. Tất cả số vàng được khai thác trong suốt lịch sử vẫn tồn tại trong kho dự trữ. Một gam vàng về cơ bản mua được lượng dầu thô tương đương với lượng dầu thô mà từng đó vàng mua được vào năm 1950.

Trong khi đó, theo Reuters, nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao nhận định, vàng giao ngay có thể thử nghiệm ngưỡng kháng cự 1.820 USD/ounce và có thể phá mức 1.829 USD/ounce.

Ảnh ấn tượng tuần (27/6-3/7): Tấn công tên lửa ở Ukraine, Tổng thống Nga công du Tajikistan, Thượng đỉnh G7, NATO, 25 năm ngày Hong Kong về Trung Quốc

Ảnh ấn tượng tuần (27/6-3/7): Tấn công tên lửa ở Ukraine, Tổng thống Nga công du Tajikistan, Thượng đỉnh G7, NATO, 25 năm ngày Hong Kong về Trung Quốc

Xung đột Nga-Ukraine, tấn công tên lửa ở Kiev, Tổng thống Zelensky phát biểu trực tuyến tại Thượng đỉnh G7, xả súng dữ dội ở ...

Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/6): Mỹ vẫn vững mạnh, châu Âu khó ‘ép giá’ dầu Nga, Moscow ‘sẵn sàng hy sinh’ một phần ngân sách để làm gì?

Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/6): Mỹ vẫn vững mạnh, châu Âu khó ‘ép giá’ dầu Nga, Moscow ‘sẵn sàng hy sinh’ một phần ngân sách để làm gì?

Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực toàn cầu, G7 dự tính áp giá trần với dầu Nga, hỗ trợ ...

(theo Kitco News, Reuters, USA Gold)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Giá vàng hôm nay 19/11/2024: Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới Giá vàng hôm nay 19/11/2024: Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới
Giá vàng hôm nay 18/11/2024: Giá vàng chưa thoát 'sắc đỏ', Bitcoin bùng nổ, khi nào nên xuống tiền để thu lợi tốt nhất? Giá vàng hôm nay 18/11/2024: Giá vàng chưa thoát 'sắc đỏ', Bitcoin bùng nổ, khi nào nên xuống tiền để thu lợi tốt nhất?
Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này? Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này?
Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới? Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Giá vàng hôm nay 4/11/2024: Giá vàng 'bớt nóng' chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá Giá vàng hôm nay 4/11/2024: Giá vàng 'bớt nóng' chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá