📞

Giá vàng hôm nay 7/7: Giá vàng quay cuồng vì USD, SJC 'theo chân' thế giới, 'phe gấu xả hơi', kim loại quý sẽ giảm tiếp?

Linh Chi 05:12 | 07/07/2022
Giá vàng hôm nay 7/7 chịu tác động mạnh mẽ bởi sự gia của đồng USD trên thị trường ngoại hối. Theo nhận định của chuyên gia, tác động kép của đồng USD mạnh lên do lãi suất cao hơn và bản thân việc lãi suất gia tăng đang đè nặng lên triển vọng của kim loại quý.

Giá vàng hôm nay 7/7: Thế giới thấp hơn trong nước gần 19 triệu đồng/lượng

Mở cửa phiên giao dịch sáng 7/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 67,65 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 68,25 triệu đồng/lượng, cùng giảm thêm 200.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/7. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn duy trì ở mức 600.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 67,55 - 68,25 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch ngày 6/7, giá vàng tại DOJI giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI hiện ở mức 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tiếp tục xu hướng giảm. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đầu giờ sáng 7/7 (theo giờ Việt Nam) chỉ còn ở mức 1.740 USD/ounce, giảm tiếp 11 USD/oz so với cuối giờ chiều 6/7.

Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank: 1 USD = 23.520 VND, giá vàng thế giới tương đương 49,30 triệu đồng/lượng, thấp hơn 18,95 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra ở cùng thời điểm.

Giá vàng hôm nay 7/7: Giá vàng quay cuồng vì USD, 'phe gấu xả hơi', nhà đầu tư 'quay lưng', kim loại quý sẽ giảm tiếp? (Nguồn: Kitco)

Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 7/7

Giá vàng thế giới tiếp tục quay cuồng khi chỉ số USD đạt mức cao nhất 20 năm trong tuần này. Trong phiên giao dịch ngày 6/7, kim loại quý đã bị bán tháo mạnh sau khi giảm xuống dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce.

Đến 20h ngày 6/7, giá vàng thế giới tại sàn điện tử Kitco giao dịch ở mức 1.761,7 - 1.762,7 USD/ounce, giảm 3,8 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.

Theo Fxstreet, "phe gấu xả hơi" quanh mức đáy 7 tháng.

Giá vàng châu Á cũng theo đà đi xuống. Hiện tại, giới đầu tư tiếp tục "quay lưng" với vàng và tìm đến “đồng bạc xanh” để trú ẩn trước sự lo ngại ngày càng gia tăng về triển vọng kinh tế toàn cầu yếu đi.

Vào đầu giờ chiều ngày 6/7, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.766,54 USD/ounce, sau khi có thời điểm giảm xuống 1.762,45 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12.

Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tăng 0,1% lên 1.764,60 USD/ounce.

Tại thị trường Việt Nam, vào lúc 14h34, cùng đà giảm với vàng thế giới, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 67,80 - 68,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Chốt phiên giao dịch ngày 6/7, bảng giá vàng SJC niêm yết tại một số đơn vị kinh doanh lớn trên toàn quốc như sau:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 67,80 – 68,42 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 67,80 – 68,84 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 67,85 – 68,40 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 68,10 – 68,70 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 67,86 – 68,39 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,61 – 52,31 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,05 – 53,15 triệu đồng/lượng.

Vì sao vàng giảm mạnh?

Nhà phân tích Alexander Kuptsikevich viết trên Fxstreet rằng, kim loại quý

Alexander Kuptsikevich nhận định, đ

Hiện tại, mọi con mắt đều đổ dồn vào biên bản của FOMC từ cuộc họp tháng 6, với việc các thị trường đang tìm kiếm manh mối liên quan đến lộ trình tăng lãi suất sắp tới và bất kỳ bình luận suy thoái mới nào từ các thành viên Fed.

Ông Michael McCarthy, Giám đốc chiến lược của công ty môi giới Tiger Brokers ở Australia nhận định, sau khi giảm xuống dưới ngưỡng 1.790-1.800 USD/ounce, giá vàng có thể tiếp tục giảm xuống trong trung hạn.

Chuyên gia này nhận định, tác động kép của đồng USD mạnh lên do lãi suất cao hơn và bản thân việc lãi suất gia tăng đang ảnh hưởng trực tiếp đến vàng và đè nặng lên triển vọng của kim loại quý.

Chuyên gia phân tích kỹ thuật của hãng tin Reuters Wang Tao cũng dự báo, giá vàng giao ngay có thể thử mức hỗ trợ mới là 1.756 USD/ounce và nếu phá vỡ mức này, giá kim loại quý có thể giảm xuống 1.748 USD/ounce.

Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu vàng nữ trang

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao của Hội đồng vàng thế giới (WGC) tại Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam thông tin, các công ty của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… được chính phủ khuyến khích phát triển và xuất khẩu vàng nữ trang ra thế giới.

Đáng chú ý, nhìn sang các nước láng giềng thấy rõ, gần như nước nào cũng cho phép nhập vàng nguyên liệu với số lượng lớn và cho phép thành lập sàn giao dịch vàng. Ví dụ, tính đến hết năm 2019, riêng Indonesia đã nhập 55 tấn vàng, Thái Lan nhập 46 tấn và Malaysia nhập 18 tấn.

Trong khi đó, theo ông Huỳnh Trùng Khánh, Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu vàng nữ trang nhưng lại chưa khai thác được nhiều. Nguyên nhân chính là do Việt Nam hạn chế nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nữ trang khiến ngành này đi sau rất nhiều nước.

Cố vấn cấp cao WGC nhấn mạnh: “Nếu Nhà nước có cơ chế phù hợp thì ngành chế tác vàng nữ trang nước ta hoàn toàn có thể vươn ra biển lớn, cạnh tranh với các nước”.

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​WGC, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã đẩy mạnh mua vàng trong tháng 5/2022. Cụ thể, các ngân hàng trung ương đã bổ sung 35 tấn vào dự trữ vàng toàn cầu trong tháng 5, sau khi mua 19,4 tấn vào tháng 4.

Các khách mua vàng lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với khối lượng 13 tấn, tiếp theo là Uzbekistan (9 tấn), Kazakhstan (6 tấn), Qatar (5 tấn) và Ấn Độ (4 tấn).

WGC cũng cho rằng, tháng 6, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương cũng rất khả quan. Ngân hàng trung ương Iraq (CBI) thông báo đã mua 34 tấn vàng trong tháng 6, nâng dự trữ kim loại theo quý của nước này lên hơn 130 tấn.

WGC cho biết: "Đây là lần mua vàng quan trọng đầu tiên từ CBI kể từ tháng 9/2018".