Nhỏ Bình thường Lớn

Giá vàng hôm nay 8/7: Băng qua ngưỡng tâm lý 1.800 USD, chuyên gia khuyên nên có vàng trong giỏ tài sản

Giá vàng thế giới đã vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1.800 USD/ounce do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và đồng USD đi xuống. Chuyên gia nhận định, con đường của vàng sẽ còn gập ghềnh cho đến tháng 8 /2021 nhưng vàng sẽ tăng và giao dịch tiến tới mức giá 2.000 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay 8/7: Trong nước đứng im

Trên thị trường thế giới, đầu giờ sáng nay (8/7), giá vàng giao ngay trên sàn Kitco chạm mức 1.802,80 USD/ounce. Quy đổi ra tiền đồng Việt Nam, theo tỷ giá tại ngân hàng Vietcombank (1 USD = 23.100 VND), mỗi lượng vàng thế giới hiện tương đương 50,30 triệu đồng/lượng, chưa kể thuế, phí.

Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên sáng 8/7, giá vàng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn đứng yên tại mức 56,85 - 57,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không thay đổi so với chốt phiên liền trước.

Trong khi đó, Hệ thống Bảo tín Minh Châu tại Hà Nội niêm yết tại 56,86 - 57,28 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng điều giảm chỉnh nhẹ, giao dịch tại 51,52 - 52,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,80 - 51,90 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 8/7: Thế giới băng qua ngưỡng tâm lý 1.800 USD, chuyên gia khuyên nên có vàng trong giỏ tài sản
Giá vàng thế giới giao dịch trên ngưỡng 1.800 USD/ounce. (Nguồn: Bloomberg)

Cập nhật giá vàng hôm nay

Theo ghi nhận của TG&VN, đến 21h ngày 7/7, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn giao dịch Kitco ở mức 1.802,9 - 1.803,9, tăng 6,4 USD so với phiên giao dịch liền kề.

Chốt phiên giao dịch ngày 7/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng ở 56,85 - 57,45 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng cùng ngày. Chênh lệch giá bán đang cao hơn giá mua 600.000 đồng/lượng.

Hệ thống Bảo tín Minh Châu tại Hà Nội niêm yết tại 56,86 - 57,34 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng điều chỉnh nhẹ, giao dịch tại 51,57 - 52,17 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,85 - 51,95 triệu đồng/lượng.

Quy đổi theo tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới hơn 7 triệu đồng/lượng.

Nhà phân tích Warren Patterson của ING cho biết, lợi suất trái phiếu Mỹ giảm đang hỗ trợ phần nào cho giá vàng. Song song với đó, đồng USD suy yếu vào đầu phiên cũng giúp vàng hưởng lợi.

Cụ thể, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện ở gần mức thấp nhất trong hơn 4 tháng. Lợi suất trái phiếu giảm làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn không sinh lời. Trong khi đó, chỉ số đồng USD giảm nhẹ sau khi tăng 0,4% trong phiên trước.

Giới đầu tư hiện đang chờ đợi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), qua đó có thể làm sáng tỏ hơn định hướng lãi suất của ngân hàng này sau khi để ngỏ khả năng sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến vào tháng trước.

Ông Patterson cho rằng biên bản cuộc họp này của Fed sẽ chỉ xác nhận rằng chính sách của ngân hàng này đang trở nên “diều hâu” hơn, vì vậy, dễ nhận thấy giao dịch vàng thấp hơn. Vàng vốn rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết, sự bất ổn gia tăng xung quanh các chính sách tiền tệ, lạm phát và rủi ro biến động thị trường chứng khoán ngày càng tăng sẽ tạo lợi thế cho nhu cầu vàng, vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn”.

Nên có vàng trong giỏ tài sản

Vàng đã ngồi trên chuyến "tàu lượn siêu tốc" trong nửa đầu năm 2020 vì những quan điểm trái ngược đến từ Fed.

Các chiến lược gia tại Ngân hàng DBS có trụ sở tại Singapore đang nhìn xa hơn mức độ biến động ngắn hạn của vàng và khuyến nghị nhà đầu tư nên có kim loại vàng trong giỏ tài sản như một biện pháp phân hóa rủi ro trong danh mục đầu tư.

Theo các chiến lược gia này: "Vàng đang hoạt động tốt khi lợi suất trái phiếu ở mức thấp. Với mức giá hiện tại, chúng tôi tin, vàng sẽ tăng và giao dịch tiến tới mức giá 2.000 USD/ounce vào cuối năm.

Dựa trên mô hình định lượng, giá trị hợp lý của giá vàng sẽ ở trong khoảng 1.910 - 2.048 USD/ounce khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ vào khoảng 1,4-1,8% và Chỉ số US Dollar Index (DXY) vào khoảng 90-95 điểm".

Các chiến lược gia tại Ngân hàng DBS cũng nhận định, con đường của vàng sẽ còn gập ghềnh cho đến tháng 8/2021, trước hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole. Lúc đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ điều trần về tình hình nền kinh tế Mỹ và triển vọng về các chính sách tiền tệ.

Các chiến lược gia nhấn mạnh: "Các nhà đầu tư nên nhìn xa hơn sự biến động ngắn hạn này và tiếp tục gom vàng như một tài sản nhằm phân hóa rủi ro trong danh mục đầu tư.

Mối tương quan nghịch của kim loại quý với lợi suất trái phiếu, USD và lãi suất thực và mối tương quan thuận với sự biến động của thị trường chứng khoán khiến vàng trở thành một công cụ bảo hiểm hiệu quả chống lại tính dễ bị tổn thương của các loại tiền tệ".

Yếu tố nào hỗ trợ giá vàng?

Ông Wade Guenther, đối tác quản lý tại Wilshire Phoenix cho rằng, mặc dù thị trường vàng đã chứng kiến một số biến động giá đáng kể trong tháng trước, nhưng mức biến động trung bình của thị trường tương đối ổn định.

Ông Guenther nhận thấy: "Yếu tố quan trọng nhất đối với vàng vẫn là áp lực lạm phát gia tăng. Vào tháng 5/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 5,0% trong năm, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2008. Mức độ lạm phát sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng trong suốt thời gian còn lại của năm nay".

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lưu ý, lạm phát cũng đang gây áp lực khiến Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn kỳ vọng.

Ông Guenther cho hay, dù Fed phải nâng lãi suất sớm hơn dự kiến, nhưng đây là một kịch bản khó có thể xảy ra bởi sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định xem môi trường lạm phát hiện tại là vĩnh viễn hay tạm thời.

Fed đã nói rất rõ, hành động của họ phụ thuộc vào dữ liệu và hiện tại, không có đủ dữ liệu để đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Ông Guenther nói thêm, ngay cả khi Fed buộc phải nâng lãi suất sớm, điều đó không có nghĩa là thứ sẽ thay đổi cuộc chơi đối với vàng.

Bởi vẫn có yếu tố khác hỗ trợ vàng, đó là sức hấp dẫn của kim loại quý như một công cụ trú ẩn an toàn và đa dạng hóa. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán có nguy cơ chứng kiến đợt điều chỉnh lớn cũng là lý do để tin vào đà tăng của giá vàng.

Giá vàng hôm nay 7/7: Tăng mạnh bất ngờ, không phải vàng, đây mới là tài sản đầu tư có lãi

Giá vàng hôm nay 7/7: Tăng mạnh bất ngờ, không phải vàng, đây mới là tài sản đầu tư có lãi

Đúng như dự báo, sau nhiều phiên lình xình lên xuống trong biên độ hẹp, cuối phiên chiều qua (6/7) giá vàng thế giới bất ...

Giá vàng hôm nay 6/7: Trong nước neo cao, lo lạm phát, các ngân hàng trung ương 'lũ lượt' gom vàng

Giá vàng hôm nay 6/7: Trong nước neo cao, lo lạm phát, các ngân hàng trung ương 'lũ lượt' gom vàng

Giá vàng thế giới hôm nay nhích nhẹ, trong khi vàng SJC trong nước vẫn neo ở mức trên 57 triệu đồng/lượng, cao hơn thế ...

(theo Kitco News)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước? Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh - cơ hội mua vào ngay lúc này, 'diễn biến lạ' ở thị trường trong nước?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi
Trung Quốc-EU: Tình hình thêm 'căng', Bắc Kinh phản ứng mạnh, 'bắn tin' đến WTO Trung Quốc-EU: Tình hình thêm 'căng', Bắc Kinh phản ứng mạnh, 'bắn tin' đến WTO