BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 9/3 và TỶ GIÁ HÔM NAY 9/3
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 9/3/2024
Giá vàng trong nước giữ vững đà tăng, dao động trong khoảng 50.000 - 200.000 đồng/lượng tại các cửa hàng vàng.
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu phiên. Giá vàng giao dịch ở mức 79,90 - 81,92 triệu đồng/lượng
Tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng cũng được điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng giao dịch ở mức 79,80 - 81,70 triệu đồng/lượng
Thị trường vàng đang chứng kiến diễn biến chưa từng có khi giá vàng trong nước liên tục “đổ xô” các mốc kỷ lục chỉ trong thời gian ngắn, không chỉ với vàng miếng mà cả vàng nhẫn. Theo giới phân tích, cả yếu tố trong nước và thế giới đang hỗ trợ giá vàng trong nước lập đỉnh những ngày này.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng và chuẩn bị xác lập tuần tốt nhất trong hơn 1 tháng. Ghi nhận của TG&VN lúc 19h ngày 8/3, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco ở mức 2.167,9 - 2.168,9, tăng 8,5 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Powell Jerome cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sắp đạt được niềm tin cần thiết về lạm phát giảm để bắt đầu hạ lãi suất, điều mà ông cho rằng có thể xảy ra trong những tháng tới.
Các nhà giao dịch đang dự đoán Mỹ sẽ giảm lãi suất 3 - 4 lần 25 điểm cơ bản, với 75% khả năng đợt nới lỏng đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6, theo ứng dụng xác suất lãi suất của LSEG.
Lãi suất thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn của vàng, vốn là tài sản không sinh lãi.
Giá vàng hôm nay 9/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' tăng, chưa hết sốt, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo. (Nguồn: see.news) |
Tổng hợp giá vàng miếng SJC giao dịch tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 8/3/2024:
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng miếng SJC tại: 79,90 - 81,92 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC tại: 79,80 - 81,70 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết giá vàng miếng tại: 79,90 – 81,90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 79,75 - 81,55 triệu đồng/lượng.
Lý do vàng thế giới liên tục tăng
Xung đột địa chính trị leo thang đang khiến vàng tăng giá. Do các sự kiện địa chính trị trong năm 2022, tài sản được định giá bằng đồng USD trở nên rủi ro hơn đối với nhiều quốc gia.
Các ngân hàng trung ương ở khu vực Nam Bán cầu, Đông Âu và Trung Đông đã tích cực theo đuổi chính sách tăng tỷ lệ sở hữu vàng trong dự trữ ngoại hối kể từ cuối năm 2022.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng đã mua 800 tấn vàng trong 9 tháng của năm 2023, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước đó. Nhu cầu dư thừa từ các ngân hàng trung ương đã đẩy giá vàng tăng 10% trong năm 2023.
Chuyên gia Kar Yong Ang, chuyên gia phân tích thị trường tài chính tại công ty môi giới ngoại hối Octa, cho biết: “Việc các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng sẽ là động lực tăng trưởng chính (của vàng) vào năm 2024”.
Cũng theo chuyên gia này, nếu xu hướng này tiếp tục và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối tiến tới mức trung bình 40%, thì giá trị vàng dự trữ sẽ tăng thêm 3.200 tỷ USD - mức tăng tương đương 25% vào năm 2025, tương ứng với mức giá 2.500 USD/ounce.
Mọi biến động về địa chính trị đều tác động lớn đến vàng. Vàng cũng chứng kiến một đợt tăng giá khác kể từ khi xung đột tại Trung Đông bùng nổ. Kể từ tháng 10/2023, giá vàng đã tăng hơn 8%.
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo
Tại thị trường trong nước, ông Nguyễn Hữu Thuyết, Phòng Kinh doanh, Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu hy vọng, việc sửa đổi Nghị định 24 sẽ đưa giá vàng trở về mức bình ổn, không còn chênh lệch nhiều với giá thế giới.
"Theo Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng SJC. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát số lượng sản xuất, có thể làm ảnh hưởng tới giá vàng SJC do nhu cầu lớn. Trong khi vàng nhẫn vẫn có sự cung cầu trong nước nên sát với giá vàng thế giới hơn", ông nói.
Thực tế, Trung Quốc và Ấn Độ đóng góp hơn 50% nhu cầu vàng toàn cầu. Giá vàng giao ngay chuẩn đạt mức cao kỷ lục 2.164,09 USD/ounce trong phiên 7/3, chủ yếu do giới đầu tư đặt cược vào triển vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng tiền tệ.
Điều này làm tăng nhu cầu sở hữu vàng thay vì các tài sản cạnh tranh như trái phiếu kho bạc và đồng USD.
Ngoài ra, giá tăng dẫn đến nhu cầu giảm khiến các đại lý phải đưa ra các mức chiết khấu lớn hơn so với trước đó.
Tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới đồng thời là nhà nhập khẩu vàng lớn, giá vàng trong nước đã tăng lên mức kỷ lục 65.587 rupee (793 USD)/10 gram.
Vàng là yếu tố không thể thiếu trong đám cưới ở quốc gia Nam Á, nơi giai đoạn cao điểm cưới mùa Hè hiện đang diễn ra.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng.