Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường lực lượng khoa học và công nghệ trong chiến lược quốc gia. (Nguồn: THX) |
Tính đến ngày 31/7, tổng cộng 19 trường đại học đình chỉ hoặc xóa bỏ hoàn toàn 99 ngành học cũ. Trong đó, Đại học Tứ Xuyên xem xét loại 31 chuyên ngành, bao gồm hoạt hình, diễn xuất và vật lý ứng dụng nhằm mở một chuyên ngành mới về khoa học và kỹ thuật sinh khối.
Đại học Tứ Xuyên cho biết, ngành học mới được kỳ vọng thay thế chương trình đào tạo kỹ sư hoá học, hỗ trợ các ngành công nghiệp truyền thống như thuộc da và sản xuất giấy, cũng như thích ứng với nhu cầu trong tương lai của lĩnh vực sinh khối mới nổi.
Tin liên quan |
Công ty công nghệ Trung Quốc 'thắp lửa' Olympic Paris 2024 bằng sức mạnh AI |
Động thái này xuất phát từ yêu cầu “điều chỉnh cấu trúc các chuyên ngành đại học cùng các chương trình đào tạo nhân tài, phục vụ quá trình hiện đại hoá Trung Quốc” của Bộ Giáo dục. Đồng thời, Bộ Giáo dục Trung Quốc bày tỏ ủng hộ nỗ lực của các trường đại học trong đào tạo nhân tài trên nhiều lĩnh vực then chốt, bao gồm sản xuất mạch tích hợp, AI, công nghệ lượng tử, khoa học đời sống và năng lượng.
Theo nghiên cứu từ Đại học khoa học và công nghệ Hoa Trung (Vũ Hán) tháng 7/2024, các khối ngành kỹ thuật chứng kiến sự chuyển mình to lớn ở các khóa đào tạo. Theo đó, từ năm 2013-2022, số lượng chuyên ngành kỹ thuật tại các trường đại học trên khắp Trung Quốc tăng 7.566 ngành, bên cạnh sự xuất hiện của 96 lĩnh vực nghiên cứu mới như robot, AI, Big Data….
Nghiên cứu cũng chỉ ra, ngành học bị xoá bỏ thường thuộc các lĩnh vực công nghiệp truyền thống, trong khi các ngành mới như blockchain, thiết kế mạch tích hợp và an ninh mạng thể hiện những bước tiến trong công nghệ mới, chiến lược của Chính phủ cùng mục tiêu phát triển kinh tế khu vực. Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung Quốc nhiều lần kêu gọi phát triển và bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ.
Ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Ngô Yến nhấn mạnh, giáo dục nghề nghiệp ở đất nước tỷ dân cần “phù hợp hơn với sự phát triển của ngành công nghiệp”. Trong bài viết trên Nhật báo Chính Hiệp, ông Ngô Yến cho biết, Bộ khuyến khích các trường đại học tổ chức lớp học tại nơi cần đến nhân tài nhất.
Những năm gần đây, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chủ trương thúc đẩy nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với Mỹ, đồng thời tìm cách tự chủ trong lĩnh vực bán dẫn dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong bài phát biểu tháng 6/2024, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh cần “chiếm lĩnh vị thế cao” và kêu gọi tăng cường lực lượng khoa học và công nghệ trong chiến lược quốc gia, nhằm hỗ trợ các nghiên cứu nền tảng rộng hơn là khuyến khích tự do khai phá lĩnh vực mới.
Bên cạnh đó, theo kế hoạch hành động 3 năm vừa công bố, Trung Quốc triển khai chương trình đào tạo kỹ sư kỹ thuật số, kỹ thuật viên và nhân lực phục vụ các lĩnh vực như Big Data, AI, sản xuất thông minh, mạch tích hợp, an ninh dữ liệu và các lĩnh vực khác.
Đến Trung Quốc khám phá công viên giải trí băng tuyết trong nhà lớn nhất thế giới Vào thời điểm này, khách du lịch đến thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang ở Đông Bắc Trung Quốc, có thêm một ... |
| Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh là xu hướng tất yếu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã đặt mục tiêu “xanh hoá” các ngành kinh tế, trong ... |
| Đệ trình kiến nghị lên LHQ, Nhật Bản nỗ lực kiểm soát vũ khí sát thương tự động Nhật Bản thông qua chính sách chống lại việc phát triển vũ khí sát thương tự động, nhấn mạnh việc sử dụng loại vũ khí ... |
| Điểm tin thế giới sáng 18/7: Trung Quốc đình chỉ tham vấn với Mỹ, Anh lập lực lượng biên giới, Washington cải tổ Tòa án Tối cao Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/7. |
| Điểm tin thế giới sáng 26/7: Trung Quốc kỳ vọng Brazil gia nhập BRI, Iran triệu Đại sứ Anh, EC kiện Đức và Italy Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/7. |