Giáo hoàng và thông điệp “tương thân tương ái” với nước Mỹ

Trở thành Giáo hoàng đầu tiên phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ, Giáo hoàng Francis ngày 24/9 đã kêu gọi người dân nước này nên mở rộng vòng tay đón người di cư Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo hoàng Franicis phát biểu tại Quốc hội Mỹ. (Nguồn: NYTimes)

Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo hoàng đã tự giới thiệu mình là “người con của lục địa lớn này”, đồng thời lên tiếng kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ bảo vệ và giữ gìn phẩm giá của tất cả người dân Mỹ.

Rộng vòng tay với người di cư

Bước vào phòng họp Quốc hội không còn một chỗ trống bởi sự hiện diện của các thẩm phán Tòa án tối cao, các quan chức Nội các và các nhà lập pháp của cả hai đảng, Giáo hoàng Francis đã phần nào mang lại sự đoàn kết giữa các phe phái vẫn thường đối đầu nhau. Ngay trước khi ông bắt đầu cất lời, cả phòng đã cùng lúc đứng dậy để chào đón ông.

Vị Giáo hoàng người Argentina đã phát biểu tại đúng vị trí mà các Tổng thống Mỹ vẫn thường đưa ra Thông điệp liên bang hàng năm. Đứng sau ông là Phó Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện John Boehner, cả hai người đều là tín đồ Công giáo.

"Mỗi người con của một đất nước đều có một nhiệm vụ, một trách nhiệm cá nhân và xã hội. Trách nhiệm của các bạn, với tư cách thành viên của Quốc hội, là với hoạt động lập pháp của mình làm cho đất nước phát triển như một quốc gia” - Giáo hoàng nói trong lời mở đầu.

"Hoạt động lập pháp luôn luôn dựa trên sự quan tâm dành cho cho người dân. Chính vì điều này mà các bạn đã được mời, được kêu gọi và triệu tập bởi những người bỏ phiếu cho các bạn” – ông tiếp lời.

“Chúng ta phải nỗ lực khôi phục hy vọng, sửa chữa sai lầm, duy trì các cam kết và từ đó thúc đẩy lợi ích của các cá nhân cũng như các dân tộc. Chúng ta phải cùng nhau hướng về phía trước với một tinh thần mới của sự tương thân tương ái, đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung”, Giáo hoàng nói.

Bài phát biểu của Giáo hoàng Francis nhấn mạnh vấn đề biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng di cư châu Âu, buôn bán vũ khí và án tử hình. Trong đó, ông kêu gọi người dân Mỹ nên mở rộng vòng tay đón người di cư Trung Đông.

“Chúng ta, những người con của châu lục này, đều không sợ những người nước ngoài, bởi vì hầu hết chúng ta đã từng là người nước ngoài. Tôi nói điều này với các bạn vì biết rằng, nhiều người trong số các bạn cũng là hậu duệ của những người nhập cư. Hàng ngàn người đang đi về phía Bắc để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho những người thân yêu của họ, tìm những cơ hội lớn hơn. Đó không phải những gì chúng ta muốn làm cho con cái mình hay sao? Hãy nói đến họ như những con người chứ không phải những con số, hãy nhìn vào khuôn mặt họ, lắng nghe câu chuyện của họ, cố gắng trả lời họ một cách tốt nhất”, Giáo hoàng nói.

Giáo hoàng cũng cảnh báo về toàn cầu hóa, với giọng nhẹ nhàng hơn: “Tôi muốn các bạn nhớ rằng có nhiều người quanh chúng ta vẫn đang mắc kẹt trong vòng đói nghèo”. Ông cho rằng, nếu nỗ lực toàn cầu hóa là để tạo ra và phân phối của cải thì các hoạt động nghề kinh doanh “cao quý” phải trở thành một phần cần thiết của toàn cầu hóa và để phục vụ lợi ích chung.

Giáo hoàng còn kêu gọi chấm dứt việc buôn bán vũ khí, vì hoạt động này sẽ khiến vũ khí rơi vào tay những người có thể “gây đau khổ không kể xiết cho cá nhân và xã hội”. Ông cho rằng chính vì tiền mà người ta sẵn sàng khiến người vô tội phải đổ máu.

Theo Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng quyết định sử dụng tiếng Anh – ngôn ngữ chính của người Mỹ - trong bài phát biểu, dù cách phát âm của ông chưa được chuẩn xác.

Cả nước Mỹ cùng lắng nghe

Các nhà lập pháp của tất cả các nền tảng chính trị và tôn giáo của nước Mỹ đã háo hức chào đón Đức Giáo hoàng, tạm thời ngừng tranh cãi, chia rẽ và chống lại nhau để cùng lắng nghe ông nói.

Ở bên ngoài, hàng chục ngàn khán giả tập trung trên các tuyến phố và xa hơn là nhiều người theo dõi bài phát biểu của Giáo hoàng qua màn hình ti vi. An ninh được thắt chặt ngoài khu nhà và các khu phố quanh tòa nhà Quốc hội bị phong tỏa cùng với sự có mặt của đông đảo cảnh sát, giống hệt những ngày Tổng thống Mỹ nhậm chức hoặc đọc Thông điệp liên bang.

Đông người nhưng rất trật tự, hàng nghìn người chờ đợi sự xuất hiện của Đức giáo hoàng sau khi ông kết thúc bài phát biểu trước Quốc hội.

Trước khi Giáo hoàng đến phát biểu, các nhà lập pháp của cả hai bên đã bận rộn tìm cách tận dụng lợi thế chính trị từ những quan điểm của Giáo hoàng, với việc đảng Dân chủ háo hức trước việc giáo hoàng ủng hộ hành động cải cách luật nhập cư và chống sự ấm lên toàn cầu cùng bất bình đẳng thu nhập. Một thành viên đảng Cộng hòa còn nói về kế hoạch tẩy chay bài phát biểu của Giáo hoàng - liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, một đề tài mà ông đã cùng Tổng thống Obama đề cập trong cuộc hội đàm trước đó cùng ngày tại Nhà Trắng.

Tuy nhiên, Boehner, một thành viên đảng Cộng hòa đã từng cố gắng mời hai giáo hoàng tiền nhiệm của Francis tới Quốc hội Mỹ (nhưng không thành công), đã bác bỏ những lo ngại cho rằng, một Giáo hoàng can dự vào chính trị sẽ làm khuấy động tranh cãi.

"Đức Giáo hoàng vượt lên trên tất cả những điều này”, Boehner, cũng là người đã gặp riêng Francis trước bài phát biểu, nói. “Ông đã khơi gợi được những điều tốt đẹp trong chúng ta và đưa chúng ta trở lại những nghĩa vụ thường nhật. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là lắng nghe, mở rộng lòng mình trước thông điệp của ông”.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện cũng đã chào đón Đức Thánh Cha sáng 24/9 với một đoạn băng video dài khoảng một phút. “Người Mỹ đã dõi theo Giáo hoàng khi ông tiếp cận các đối tượng khán giả khác nhau, cả từ bên trong hay bên ngoài Giáo hội”, lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mitch McConnell nói.

Chuyến thăm kéo dài 6 ngày đánh dấu lần đầu tiên Giáo hoàng Francis đến nước Mỹ. Ông dự kiến có một lịch trình làm việc dày đặc ở Washington, New York và Philadelphia.

Ngày 25/9, ông sẽ có bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc và tổ chức lễ cầu nguyện ở cung thể thao Madison Square Garden.

N.K (Theo CTV News, NYTimes)

Xem nhiều

Đọc thêm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối: Hồng trở về tìm Diễm

Độc đạo tập cuối, Hồng quyết chiến với ông trùm Quân "già" và trở về tìm mẹ con Diễm như đã hứa...
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 21/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 21/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/11/2024.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến vào tuần tới.
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, Bộ trưởng Thương mại.
Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ đã cung cấp cho Hải quân của một quốc gia ở Đông Nam Á một số phương tiện mặt nước không người lái qua nguồn tài trợ quân sự nước ngoài.
Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Trong chuyến thăm Gaza, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Hamas sẽ không còn hiện diện trên vùng đất này sau khi cuộc xung đột kết thúc.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động