Gìn giữ và phát huy 'mỏ vàng' di sản văn hóa Việt Nam

Châu Linh
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Gìn giữ và phát huy sức mạnh mềm của dân tộc
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. (Nguồn: TITC)

Tài sản vô giá của Việt Nam

Theo kết quả kiểm kê di tích của các địa phương, trên cả nước hiện có khoảng 4 vạn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố trên khắp các vùng miền trong cả nước, đã được kiểm kê, lập danh mục theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Trong đó, có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 3.614 di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh.

Tại các bảo tàng trên cả nước hiện lưu giữ và trưng bày gần 3 triệu tài liệu, hiện vật, trong đó có 265 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Tin liên quan
'Vẽ' thêm bản đồ du lịch Việt Nam, cùng ASEAN phát triển bền vững

Cùng với kho tàng di sản văn hóa vật thể, đất nước ta còn có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng về loại hình, phong phú về trữ lượng, đặc sắc về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Đến nay, đã có khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê trên địa bàn cả nước, trong đó có 498 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại các Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

UNESCO cũng đã ghi danh 9 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới.

Giới chuyên gia nhận định, di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Những di tích, nhất là các di tích lịch sử gắn với cách mạng kháng chiến còn góp phần không nhỏ trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, tinh thần yêu nước của dân tộc ta, về bản sắc văn hóa dân tộc, về tính cố kết cộng đồng và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Bên cạnh là nền tảng tinh thần, yếu tố nội sinh đóng góp vào sự phát triển văn hóa, định hình bản sắc, hệ thống di sản văn hóa Việt Nam còn đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các địa phương có di sản nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Nhiều di tích, di sản đã trở thành những sản phẩm du lịch - văn hoá hoàn chỉnh có tính đặc thù, tạo ra những điểm, tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

Gìn giữ và phát huy sức mạnh mềm của dân tộc
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Nhiệm vụ then chốt

Theo Luật Di sản văn hóa, di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhận định, việc bảo tồn di sản văn hóa là nhiệm vụ then chốt của chiến lược phát triển văn hóa, trước hết vì hàm chứa các giá trị văn hóa cốt lõi của quốc gia dân tộc.

Di sản văn hóa có khả năng đóng góp to lớn cho yêu cầu xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và có văn hóa (sự ổn định xã hội) là yếu tố quan trọng hàng đầu cho phát triển bền vững. Cũng có thể coi đây là "sức mạnh mềm" - thế mạnh của Việt Nam.

PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng, bảo tồn di sản văn hóa là nhằm thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng và vun đắp tư tưởng, đạo đức, lối sống nhân văn và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhấn mạnh: "Việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc có ý nghĩa trong việc xây dựng nền tảng tinh thần và kể cả ở góc độ vật chất, kinh tế. Bởi di sản văn hóa là một loại tài nguyên đặc thù, có thể bán nhiều lần, bán cho nhiều người với giá trị cao. Sự đóng góp ấy cho văn hóa cũng như kinh tế nước nhà là rất lớn.

Chính vì vậy, nếu chúng ta nhìn di sản văn hóa dưới góc độ là tài sản quý giá của dân tộc, một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại thì cần có sự ứng xử thật sự đổi mới đối với di sản văn hóa.

Chúng ta cần kiểm kê, khảo sát, đánh giá hệ thống di sản văn hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ vào bảo tồn di sản, đẩy mạnh công tác giáo dục di sản cho cho thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tôi mong muốn, vấn đề ứng xử với di sản văn hóa, sự đóng góp của di sản văn hóa cho nền kinh tế được nhận diện đúng đắn, từ đó hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn nữa trong thời gian tới".

Về phía doanh nghiệp, ông Phạm Hà, CEO LUX Group khẳng định, Việt Nam có “mỏ vàng” là tài nguyên di sản văn hóa phong phú và đa dạng.

"Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 - 5%/năm, tôi nghĩ chúng ta cần định vị lại thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030. Theo tôi, hãy định vị du lịch Việt Nam là 'Điểm đến hàng đầu di sản châu Á' hoặc 'Chạm vào di sản Việt Nam'. Khi trân quý di sản thì chúng ta sẽ có cách bảo vệ, ứng xử phù hợp và sáng tạo, nâng tầm di sản".

Miên man sắc vàng dã quỳ Tây Nguyên

Miên man sắc vàng dã quỳ Tây Nguyên

Bao giờ cũng vậy, khi những đợt gió chướng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm báo hiệu mùa khô tới cũng là ...

Tạp chí Mỹ 'gọi tên' Đà Nẵng trong danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á 2024

Tạp chí Mỹ 'gọi tên' Đà Nẵng trong danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á 2024

Tạp chí du lịch Mỹ CNTraveller mới đây công bố danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á 2024, được lựa chọn theo tiêu ...

Quảng Ninh chủ động kết nối, thúc đẩy hợp tác du lịch với Nhật Bản

Quảng Ninh chủ động kết nối, thúc đẩy hợp tác du lịch với Nhật Bản

Quảng Ninh luôn coi trọng việc phát triển hợp tác du lịch với Nhật Bản, thường xuyên kết hợp hoạt động quảng bá và giới ...

Ruộng bậc thang - động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc

Ruộng bậc thang - động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc

Đã từ lâu ruộng bậc thang trở thành hình thức canh tác độc đáo, tạo nên nét truyền thống đậm bản sắc văn hóa của ...

'Vẽ' thêm bản đồ du lịch Việt Nam, cùng ASEAN phát triển bền vững

'Vẽ' thêm bản đồ du lịch Việt Nam, cùng ASEAN phát triển bền vững

Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch, ...

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
Phiên bản di động