Nhỏ Bình thường Lớn

'Gió đổi chiều' ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU

Có một bất ngờ đang diễn ra ở châu Âu là các thành viên từng khiến các nhà lãnh đạo khu vực đau đầu nhất bởi nợ công, lạm phát và bê bối kinh tế… như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại đang ở vị trí dẫn đầu tăng trưởng của toàn khối.
Gió đổi chiều ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU
'Gió đổi chiều' ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU. (Nguồn: Getty Images)

Nền kinh tế Hy Lạp đã tăng trưởng gấp đôi mức trung bình của khu vực đồng Euro (Eurozone) vào năm ngoái, nhờ đầu tư ngày càng tăng từ các công ty đa quốc gia như Microsoft và Pfizer. Ở Bồ Đào Nha, nơi tăng trưởng được thúc đẩy bởi xây dựng và khách sạn, nền kinh tế đã tăng trưởng 1,4% trong quý đầu tiên năm 2024, so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha trong cùng thời kỳ thậm chí còn mạnh hơn, ở mức 2,4%.

Mọi thứ đã thay đổi

Tất nhiên, đối với mỗi chính phủ các quốc gia thành viên, cũng như các doanh nghiệp và hộ gia đình, họ đều tràn đầy hy vọng rằng, đây là động lực kinh tế mới chứ không chỉ là “một tia chớp” loáng qua trên bầu trời màu xám của châu Âu hiện nay.

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 12/6/2024: Giá vàng trong nước vào khuôn khổ, đầu cơ bán tháo, Trung Quốc có động thái mới, giá còn giảm? Giá vàng hôm nay 12/6/2024: Giá vàng trong nước vào khuôn khổ, đầu cơ bán tháo, Trung Quốc có động thái mới, giá còn giảm?

Và điều quan trọng là chính “những ngôi sao mới” này cũng đang đối mặt với thách thức lớn - khi phải đảm bảo lợi ích của sự tăng trưởng mạnh mẽ này là thực chất và sẽ lan tỏa được đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, cũng như nâng cao mức sống của người dân.

Số liệu của Eurostat cho thấy, cả Bồ Đào Nha và Hy Lạp đều có mức lương tối thiểu chỉ dưới 1.000 Euro/tháng còn một khoảng cách khá xa với top dẫn đầu như Đức, Pháp, Italy (khoảng trên 1.000 Euro/tháng). Đây là thách thức và cũng là nhiệm vụ đầu tiên và dễ dàng so sánh nhất về sự thành công, nếu các nền kinh tế “bó tay”, không giải quyết được vấn đề cơ bản này, hoàn toàn có thể gây ra sự bất mãn của cử tri vốn đã và đang bộc lộ ở phần lớn châu Âu.

Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu mới nhất, các đảng dân túy và cực hữu ở Đức, Pháp và Italy - ba nền kinh tế lớn nhất, đã giành được nhiều thắng lợi. Nếu điều này có thể dẫn đến xu hướng bấp bênh lan rộng hơn về cả chính trị và mặt chính sách, thì đó là mối đe dọa mới đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp vốn đang làm ăn ổn định.

Ở Tây Ban Nha, đảng VOX cực hữu đã được bổ sung thêm ghế, trong khi đảng Chega của Bồ Đào Nha cũng giành được nhiều ghế hơn sau khi thể hiện mạnh mẽ trong cuộc bầu cử quốc gia hồi đầu năm nay.

Tăng trưởng kinh tế trên khắp Nam Âu một phần được thúc đẩy bởi du lịch và lượng du khách tăng vọt sau đại dịch, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất. Hành động quyết tâm dọn dẹp các bê bối về kinh tế kéo dài nhiều năm qua cũng đã giúp các nền kinh tế này có một chỗ đứng vững chắc hơn.

“Sự bất ổn đối với Hy Lạp và phần còn lại của các quốc gia phía Nam giờ đã không còn nữa”, Nikos Vettas, Tổng giám đốc Quỹ nghiên cứu kinh tế và công nghiệp ở Athens cho biết.

“Điều này không có nghĩa là chẳng còn việc gì phải làm. Tuy nhiên, “sự vắng mặt” của những yếu tố không chắc chắn vẫn rất đáng được quan tâm - vì trước đây, chính những yếu tố này đã từng làm mất đi vốn và lao động”. Chẳng hạn, Hy Lạp từng mất 1/4 sản lượng trong cuộc khủng hoảng kéo dài một thập kỷ và gánh nặng nợ nần tăng vọt.

Nhưng năm ngoái, nước này đã lấy lại được mức đầu tư, đồng thời tỷ lệ nợ trên GDP đã giảm xuống thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Trong khi đó, một dấu hiệu cho thấy “gió có vẻ đã đổi chiều ở châu Âu”, khi Pháp vừa bị S&P Global Ratings hạ bậc xếp hạng vào tháng trước.

Còn tại nền kinh tế số 1 châu Âu, báo cáo do Diễn đàn vì nền kinh tế mới công bố ngày 18/3 cho thấy, mức sống năm 2022 của Đức đã suy thoái lớn nhất kể từ Thế chiến 2. Sự suy giảm này được cho là do những cú sốc năng lượng khiến giá cả tiêu dùng tăng vọt.

Các nhà kinh tế từ Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Berlin nhấn mạnh, sự sụt giảm sản lượng kinh tế của Đức được ghi nhận vào năm 2022 có thể so sánh với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự suy giảm ngắn hạn trong đại dịch Covid-19 năm 2020.

Thất bại trong việc bảo vệ ngành công nghiệp của đất nước khỏi sự tăng vọt của giá năng lượng được cho là sẽ biến những năm 2020 thành “một thập kỷ mất mát đối với Đức” - các nhà phân tích cảnh báo, đồng thời gọi cuộc khủng hoảng là "suy thoái kinh tế tồi tệ nhất ở Đức kể từ Thế chiến thứ 2.

Không ngồi yên chờ đợi!

Tỷ lệ nợ của Bồ Đào Nha cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, ngoại trừ tác động của đại dịch khiến nó đã tăng vọt đến mức không bền vững.

Nhà thiết kế thời trang Ana Penha e Costa, người đã trở về Bồ Đào Nha từ Brazil vào năm 2014 sau khi làm việc cho một hãng kinh doanh quần áo ở Rio de Janeiro, cho biết, có những khoảng trống trong nền kinh tế có thể khai thác rất tốt. Bất chấp thực tế rằng, Bồ Đào Nha chỉ đang trong quá trình hồi phục sau cuộc suy thoái sâu và đang nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, nhà thiết kế này vẫn quyết định thành lập công ty kinh doanh quần áo trực tuyến của riêng mình tại đây.

Hai năm sau, Penha e Costa mở cửa hàng đầu tiên ở trung tâm Lisbon. “Hiện tại 80% khách hàng của chúng tôi là người nước ngoài. Chúng tôi đang làm rất tốt”, người đàn ông trẻ tuổi cho biết.

Tại Hy Lạp, Moschos Olives đang mở rộng hoạt động khi cơ sở hiện tại đã đạt công suất tối đa. Vị doanh nhân này đã được hưởng lợi từ Quỹ Phục hồi châu Âu (RRF) được lập ra sau đại dịch Covid-19, để chuyển các hoạt động kinh doanh của mình “xanh hơn”, lắp đặt các tấm pin mặt trời và thay thế xe nâng hàng bằng mô hình điện kể từ đầu từ mùa Hè này.

Tất nhiên, ở một góc độ nào đó, vị thế tài chính của các nền kinh tế thành viên châu Âu từng rất bê bối vẫn còn có những rủi ro, nhưng nỗ lực trong thập kỷ qua của họ đang mang lại kết quả. Ngay cả khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thu hẹp các chương trình mua trái phiếu - vốn từng là huyết mạch khổng lồ của các nền kinh tế ốm yếu, chênh lệch giá trái phiếu vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nỗi lo lắng vốn đã thống trị thị trường trái phiếu cách đây một thập kỷ của nhà đầu tư giờ đã tan biến.

Trong khi đó, Italy dường như vẫn là một ngoại lệ trong câu chuyện này - là một trong những nền kinh tế lớn ở châu Âu nhưng Rome dường như đang tụt hậu so với các nước láng giềng Nam Âu và đạt được ít tiến bộ về tài chính hơn.

“Đối với cả bốn nền kinh tế thành viên – Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha – đều cho thấy một cảm giác mới mẻ về sự ổn định tài chính và ít có sự biến động về chênh lệch trái phiếu”.

Nhưng Giáo sư Kinh tế ứng dụng Valentina Meliciani thuộc trường Đại học Luiss, Rome, cho rằng, “Khi nói về tăng trưởng kinh tế của từng thành viên châu Âu này, vẫn có một số khác biệt nhất định. Trong đó, nền kinh tế Italy đã không thể ổn định được khoản nợ của mình”.

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan xếp hạng tín dụng châu Âu (Scope Ratings) cho rằng, Italy sẽ trở thành quốc gia nợ nhiều nhất châu Âu sau 3 năm nữa. Các khoản vay của Italy tính theo tỷ lệ GDP sẽ vượt các khoản vay của Hy Lạp, nhanh hơn dự đoán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2023 của nước này đã giảm nhiều hơn đáng kể so với dự đoán, xuống còn 137,3%, nhưng xu hướng đó hiện đang đảo ngược - một quỹ đạo đã được thừa nhận trong các dự báo chính thức.

Trong khi du lịch đại chúng và chi phí sản xuất rẻ hơn vẫn là một phần quan trọng của các nền kinh tế Nam Âu, thì đã có những động lực mới xuất hiện, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực có giá trị cao hơn, chẳng hạn như dịch vụ công nghệ sinh học... Điều này phản ánh nhận thức rằng, nếu họ ngồi yên và chờ đợi trong bối cảnh khó khăn chồng chất thì không thể hy vọng thu được lợi ích nào cả.

Monica Sada, một chuyên viên tư vấn đầu tư, vốn có thâm niên phục vụ những người Mỹ Latinh giàu có ở New York về cách đầu tư tiền của họ vào JPMorgan hay Deutsche Bank. Cô bất ngờ chuyển nghề mới, khác hẳn với những gì từng có kinh nghiệm trong nhiều năm khi quay trở lại Tây Ban Nha.

Phát hiện cơ hội kinh doanh dịch vụ về da và thất vọng với các phương pháp điều trị hiện có, Monica Sada quyết định khởi nghiệp, lập dự án kinh doanh riêng. Công ty làm đẹp Unicskin của cô tập trung kinh doanh kem chăm sóc da và các thiết bị công nghệ mới, như mặt nạ LED cho các khách hàng giàu có ở Trung Đông và nhiều nơi khác. Unicskin đã nhanh chóng gặt hái thành công, khi doanh thu hàng năm sớm tăng gấp đôi, trong đó xuất khẩu chiếm phần lớn doanh thu.

Giới truyền thông nhận định, cách tiếp cận hoạt động kinh doanh của Sada là một mô hình thu nhỏ cho mô hình kinh tế Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha lúc này.

“Những năm làm việc trong ngành ngân hàng đã dạy tôi tính kỷ luật và cuộc sống ở New York đã mở mang đầu óc tôi. Tôi quản lý công ty của mình một cách thận trọng, với mục tiêu phát triển ổn định và mang lại nhiều lợi nhuận”, Sada chia sẻ bí quyết thành công.

Giá vàng hôm nay 12/6/2024: Giá vàng trong nước vào khuôn khổ, đầu cơ bán tháo, Trung Quốc có động thái mới, giá còn giảm?

Giá vàng hôm nay 12/6/2024: Giá vàng trong nước vào khuôn khổ, đầu cơ bán tháo, Trung Quốc có động thái mới, giá còn giảm?

Giá vàng hôm nay 12/6/2024, giá vàng miếng SJC ổn định dần, thu hẹp khoảng cách với thị trường thế giới. Ngân hàng Trung ương ...

Giá cà phê hôm nay 11/6/2024: Giá cà phê liên tiếp giảm, thu hoạch ở Brazil tăng tốc, nhưng giá vẫn sẽ tăng trở lại?

Giá cà phê hôm nay 11/6/2024: Giá cà phê liên tiếp giảm, thu hoạch ở Brazil tăng tốc, nhưng giá vẫn sẽ tăng trở lại?

Giới phân tích dự báo giá cà phê có xu hướng đi xuống trong tuần này, đặc biệt là nửa đầu tuần nhất là đối ...

Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2024: Thúc đẩy hình thành các trung tâm tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2024: Thúc đẩy hình thành các trung tâm tăng trưởng mới

“Nền tảng của thế giới đa cực - sự hình thành các trung tâm tăng trưởng mới” là chủ đề chính của Diễn đàn SPIEF ...

Rosatom 'bắt tay' doanh nghiệp Trung Quốc, 'mở khóa' tuyến đường biển qua Bắc Cực

Rosatom 'bắt tay' doanh nghiệp Trung Quốc, 'mở khóa' tuyến đường biển qua Bắc Cực

Ngày 6/6, tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg, cơ quan hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga đã ký bản ghi nhớ ...

Đứng giữa ‘làn đạn’ thương chiến Mỹ-Trung Quốc, một quốc gia Đông Nam Á phải sống sót thế nào?

Đứng giữa ‘làn đạn’ thương chiến Mỹ-Trung Quốc, một quốc gia Đông Nam Á phải sống sót thế nào?

Cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ kinh tế số 1 và số 2 thế giới là Mỹ-Trung Quốc được ...

(theo Fortune)