Giới chuyên gia: Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế

TGVN. Theo Tiến sỹ Bec Strating, công hàm mà Australia gửi tới Liên hợp quốc “có ngôn từ nghiêng về khía cạnh pháp lý hơn là nhằm vào việc chỉ trích các hành vi”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Có gì trong Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines Duterte?
Tìm kiếm hợp tác đối phó Trung Quốc, Australia sẽ 'xem xét kỹ lưỡng từng lời đề nghị' của Mỹ liên quan Biển Đông
gioi chuyen gia cong ham australia ve bien dong la chien thang cua luat phap quoc te
Đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. (Nguồn: Google Earth)

Australia vừa công bố quan điểm mới trong vấn đề Biển Đông thông qua công hàm mà nước này gửi tới Liên hợp quốc, trong đó bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Các chuyên gia Australia cho rằng, công hàm này thể hiện quan điểm mạnh mẽ của Australia về việc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) phải là căn cứ để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và bất kỳ yêu sách và hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đều bị bác bỏ và không được công nhận.

Trong bài viết đăng trên The Interpreter, TS. Bec Strating, chuyên gia nghiên cứu tranh chấp hàng hải ở châu Á, quyền Giám đốc Trung tâm châu Á thuộc Đại học La Trobe của Australia nhận định, công hàm mà Australia vừa gửi tới Liên hợp quốc “có ngôn từ nghiêng về khía cạnh pháp lý hơn là nhằm vào việc chỉ trích các hành vi”.

Việc viện dẫn một loạt các yêu sách và hành động không có căn cứ pháp lý và đi ngược lại các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) phản ánh điều mà Australia muốn nhấn mạnh, đó là các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là không có căn cứ pháp lý.

TS. Bec Strating khẳng định, công hàm của Australia gửi Liên hợp quốc về Biển Đông “là một chiến thắng nhỏ của luật pháp quốc tế, thể hiện sự phát triển của cách tiếp cận thông thường đối với Biển Đông. Cách tiếp cận này củng cố quy tắc hàng hải hiện có mà không gây thêm bất ổn cho khu vực”.

Trung Quốc bắt đầu tập trận ở cửa ngõ Biển Đông

Trung Quốc bắt đầu tập trận ở cửa ngõ Biển Đông

Trong khi đó, ông Micheal Shoebridge, Giám đốc chương trình Quốc phòng, Chiến lược và An ninh quốc gia thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia - một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của xứ sở kangaroo cho biết, công hàm của Australia gửi Liên hợp quốc “là tin vui không chỉ đối với các quốc gia quan tâm đến vấn đề Biển Đông, mà còn đối với luật pháp quốc tế, với tự do hàng hải nhằm kiềm chế các nước có tham vọng mở rộng chủ quyền thông qua các hoạt động quân sự hóa và cưỡng chế”.

Ông Micheal Shoebridge nhận định, công hàm Australia gửi Liên hợp quốc cũng “tạo ra nền tảng để ngăn cản Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm kiểm soát trái pháp luật các thực thể ở Biển Đông”.

Đồng thời, “việc Australia, Mỹ và có thể là các quốc gia khác khẳng định về việc không công nhận nỗ lực của Trung Quốc trong việc thiết lập chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước tranh chấp, các thực thể và lãnh thổ là quan trọng vì đã giúp ngăn cản Trung Quốc tiến hành các bước đi nhằm tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) khi biết rằng nỗ lực này là không hợp pháp và không có căn cứ pháp lý”.

Ông Micheal Shoebridge cũng nhấn mạnh “quan điểm của Australia và Mỹ đã củng cố sức mạnh cho phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 và là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách đối với các thực thể và vùng biển ở Biển Đông nhưng lại đang bị Trung Quốc chiếm đóng và quản lý”. Ông Micheal Shoebridge cũng cho biết, công hàm của Australia và quan điểm mới của Mỹ trong vấn đề Biển Đông sẽ là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các nước ASEAN trong quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Tin liên quan
Các nước nói gì trước tuyên bố của Mỹ về Biển Đông? Các nước nói gì trước tuyên bố của Mỹ về Biển Đông?

Sau khi Australia gửi công hàm về Biển Đông lên Liên hợp quốc, ông Peter Jenning, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết, Canberra nên thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý ở các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông bởi vì “nếu không thường xuyên đi qua các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông thì tạo ra tình trạng thực tế là Trung Quốc đang kiểm soát khu vực này”.

Cũng đồng tình với quan điểm này, TS. Euan Graham, học giả cao cấp thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở tại Singapore cũng hy vọng, Australia cùng với Mỹ và có thể là các quốc gia Châu Á thực thi các cuộc tuần tra tự do hàng hải”.

Trong cuộc họp tham vấn giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Australia và Mỹ diễn ra tại Mỹ ngày 28/7, hai nước nhắc lại quyết định của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016, khẳng định “các yêu sách biển của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Australia và Mỹ cũng nhấn mạnh, “Trung Quốc không thể khẳng định các yêu sách biển ở Biển Đông dựa trên đường chín đoạn, quyền lịch sử, một hoặc một nhóm đảo ở Biển Đông mà không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về luật biển”.

Hai nước cũng nhắc lại rằng, “phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 là cuối cùng và các bên cần phải tuân thủ phán quyết này”. Australia và Mỹ cũng nêu rõ, “các yêu sách ở Biển Đông và các tranh chấp ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết trên cơ sở của luật pháp quốc tế”.

Gửi Công hàm lên LHQ, Australia thẳng thừng bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Gửi Công hàm lên LHQ, Australia thẳng thừng bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Australia đã bác bỏ các yêu sách lãnh thổ và trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông trong một tuyên bố chính thức gửi ...

Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Công hàm đề ngày 12/6 của Indonesia gửi lên Liên hợp quốc tái khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển ...

Ủng hộ các nước Đông Nam Á, Mỹ gửi công hàm lên LHQ bác 'tuyên bố chủ quyền quá đáng' của Trung Quốc ở Biển Đông

Ủng hộ các nước Đông Nam Á, Mỹ gửi công hàm lên LHQ bác 'tuyên bố chủ quyền quá đáng' của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Mỹ tiếp tục ủng hộ những phản đối gần đây của các quốc gia Đông Nam Á về tuyên bố chủ quyền của Trung ...

(theo Việt Nga/VOV-Australia)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ngoại trưởng Nga cho hay, các vấn đề kinh tế hiện chồng chất ở châu Âu do Mỹ đang sử dụng nơi đây để hỗ trợ Ukraine và chống lại ...
Australia ứng phó vấn đề trốn thuế tiền kỹ thuật số

Australia ứng phó vấn đề trốn thuế tiền kỹ thuật số

Australia yêu cầu các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số cung cấp dữ liệu về thông tin cá nhân và chi tiết giao dịch của hơn 1,2 triệu tài ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5:Lịch thi đấu Champions League - Real Madrid vs Munich; V-League vòng 17 - Nam Định vs Bình Dương...
XSMN 7/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số ngày 7 tháng 5. xổ số hôm nay 7/5/2024

XSMN 7/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số ngày 7 tháng 5. xổ số hôm nay 7/5/2024

XSMN 7/5 - Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 7/5/2024. xo so mien nam. XSMN thứ 3. SXMN 7/5. ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/5/2024: Song Tử tình duyên khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/5/2024: Song Tử tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay 8/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động