Nhỏ Bình thường Lớn

Giới phân tích: Gói cứu trợ kinh tế hơn 2.000 tỷ USD của Mỹ chỉ là bước khởi đầu

TGVN. Thượng viện Mỹ đêm 25/3 đã phê chuẩn một biện pháp chi tiêu khẩn cấp chưa từng có nhằm xoa dịu những tổn hại kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng, gói cứu trợ này chỉ có thể chỉ là bước khởi đầu.
TIN LIÊN QUAN
goi cuu tro kinh te khong lo cua my chi la buoc khoi dau Thượng viện Mỹ phê chuẩn gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD ứng phó với dịch Covid-19
goi cuu tro kinh te khong lo cua my chi la buoc khoi dau Gói cứu trợ kinh tế nghìn tỷ USD gặp khó tại Thượng viện Mỹ
goi cuu tro kinh te khong lo cua my chi la buoc khoi dau
Giới phân tích cho rằng, gói cứu trợ khổng lồ của Mỹ có thể không đủ và sẽ cần thêm. Hình ảnh Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin trong buổi thương lượng về gói cứu trợ ở Washington ngày 25/3. (Nguồn: AP)

Gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ, với giá trị kỷ lục 2.200 tỷ USD, bao trùm một loạt lĩnh vực rộng lớn của xã hội. Dự luật này bao gồm các khoản hỗ trợ tiền mặt cho hầu hết những người dân Mỹ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thực phẩm, các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện bị quá tải và những ngành chịu ảnh hưởng lớn như hàng không.

Theo gói cứu trợ, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng thêm 600 USD/tuần và những người trước đó không đủ điều kiện được hỗ trợ như những người tự làm chủ cũng sẽ được nhận trợ cấp. Trong khuôn khổ gói cứu trợ này, mỗi người Mỹ trung lưu và thu nhập thấp sẽ được nhận một tấm séc trị giá 1.200 USD, người có con nhỏ sẽ được nhận thêm 500 USD/người.

Các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện đã làm việc suốt đêm để thông qua gói cứu trợ này, và đã đưa lên Hạ viện để phê chuẩn lần cuối trước khi Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

Phát biểu trên kênh CNBC ngày 26/3, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin kêu gọi các nhà lập pháp nhanh chóng và đồng lòng thông qua dự luật nói trên. Ông nói, gói cứu trợ sẽ bảo vệ tất cả các lao động Mỹ. Các lao động và doanh nghiệp Mỹ cần tiền ngay lúc này. Vì vậy, ông cho rằng, giờ không phải lúc để cân nhắc về một dự luật có thể được mọi lá phiếu tán thành.

Trong một thông báo trước khi dự luật được thông qua, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho rằng đó thậm chí không phải là một gói kích thích mà là một gói cứu trợ.

Theo một số nhà phân tích dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tới 14% trong quý II/2020, cũng như một cuộc suy thoái toàn cầu nghiêm trọng có thể xảy ra trong năm nay. Các nhà kinh tế đã hối thúc các nghị sỹ chuẩn bị cho những hỗ trợ tiếp theo để hạn chế ảnh hưởng đến hàng triệu người bị mất việc làm khi các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế bị buộc phải đóng cửa.

Sau khi hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến 3,3 triệu lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hồi tuần trước, mức cao kỷ lục và gần gấp 5 lần mức kỷ lục gần nhất được ghi nhận vào năm 1982, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng vọt thêm hai con số từ nay đến tháng 4. Điều này có nghĩa là các khoản chi cho những người thất nghiệp sẽ là phần quan trọng nhất trong gói cứu trợ.

Nhà phân tích Diane Swonk thuộc Grant Thornton cho rằng, gói chi tiêu trên là không đủ và sẽ cần thêm.

goi cuu tro kinh te khong lo cua my chi la buoc khoi dau

Dịch Covid-19 trở nên tồi tệ, Iran 'nhờ' quốc tế kêu gọi Mỹ dỡ bỏ trừng phạt

TGVN. Ngày 20/3, Sputnik đưa tin, Iran đã đề nghị cộng đồng quốc tế kêu gọi Mỹ bãi bỏ các lệnh trừng phạt đang cản trở Tehran ...

goi cuu tro kinh te khong lo cua my chi la buoc khoi dau

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nền kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái do đại dịch Covid-19

TGVN. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh ABC ngày 15/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tin rằng đại dịch Covid-19 sẽ không ...

goi cuu tro kinh te khong lo cua my chi la buoc khoi dau

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng: 'Sức khỏe' của kinh tế Mỹ vẫn tốt trước tác động của dịch Covid-19

TGVN. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 25/2 cho biết, ông không nhận thấy khả năng nền kinh tế rơi vào suy thoái, ngay ...

V.A (theo AFP)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc