Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Ngọc Anh
Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan, từ ngày 11-22/11/2024. (Nguồn: COP29)
Hội nghị COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11-22/11. (Nguồn: COP29)

Khuyến khích thanh niên đối thoại về khí hậu

Trong suốt sự nghiệp của mình, bà Dahak đã có cơ hội tiếp xúc, lắng nghe quan điểm của nhiều người trẻ từ khắp nơi trên thế giới về các vấn đề như lãnh đạo khí hậu, giáo dục và ngoại giao. Đặc biệt, những lần gặp gỡ với sinh viên ở xứ hoa anh đào luôn khiến bà phải suy ngẫm về cách UAE và Nhật Bản đang ưu tiên cho tiếng nói thế hệ trẻ. Hai quốc gia này luôn dành sự tôn trọng đặc biệt đối với thế hệ lớn tuổi cũng như khát khao nâng bước thanh niên, mang lại cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.

Theo bà Dahak, đối với nhiều nhà lãnh đạo khí hậu trẻ, xây dựng khả năng chống chịu không phải mục tiêu xa vời mà là hiện thực cấp thiết ngay lúc này. Động lực, năng lượng và đam mê của giới trẻ là yếu tố sống còn để “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu, đồng thời đề xuất những góc nhìn mới khi đối mặt với thách thức phức tạp này.

Những tiếng nói mong muốn thúc đẩy sự tiến bộ đã tụ họp tại COP28, Hội nghị thượng đỉnh Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu tổ chức tại Dubai năm 2023, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, dân sự, thanh niên và cộng đồng bản địa, tạo ra một diễn đàn đối thoại cởi mở chưa từng có.

Bà cần đảm bảo sự tham gia sâu rộng của giới trẻ trong ngoại giao khí hậu quốc tế. (Nguồn: Reuters)
Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) khẳng định, cần đảm bảo sự tham gia sâu rộng của giới trẻ trong ngoại giao khí hậu quốc tế. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh thế giới đang hướng về Hội nghị COP29 tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11-22/11, bà Dahak cho rằng cần đảm bảo sự tham gia sâu rộng của giới trẻ trong ngoại giao khí hậu quốc tế. Các ưu tiên, khát vọng và quan điểm độc đáo của thế hệ trẻ nên được “đặt lên bàn cân” khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng ngồi lại để thúc đẩy hành động khí hậu.

Việc thành lập chương trình Youth Climate Champion (YCC) trong khuôn khổ COP28 là minh chứng cho tầm nhìn chung, nhằm đa dạng hoá thành phần tham gia sự kiện về biến đổi khí hậu lớn nhất hành tinh. YCC ra đời nhằm tăng cường tiếng nói của các tổ chức do thanh niên lãnh đạo và những tổ chức tập trung vào thanh niên trong lĩnh vực ngoại giao khí hậu toàn cầu. Điều này cũng giúp các nhà lãnh đạo thế giới nhận thức rõ thách thức mà giới trẻ hiện nay phải đối mặt.

Tin liên quan
Anh dự định Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29

Bà Dahak khẳng định, trước thềm COP29, YCC cần tiếp tục đóng vai trò là cầu nối giữa ban lãnh đạo hội nghị và thanh niên. Hơn hết, chương trình hành động của YCC cần vượt ra ngoài các cuộc đàm phán khí hậu của LHQ, đảm bảo sự tham gia của thanh niên trong các sự kiện lớn như Tuần lễ khí hậu châu Á-Thái Bình Dương, Tuần lễ khí hậu New York (NYC)...

Những nền tảng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quan điểm của giới trẻ từ những cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, bao gồm Nhật Bản, trở thành trung tâm trong cuộc thảo luận toàn cầu. Điều này góp phần bồi đắp năng lực, tạo cơ hội cho cho các nhà lãnh đạo trẻ đưa ra các sáng kiến giải quyết thách thức khí hậu.

Việc tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo khí hậu trẻ có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy sự đổi mới, đặc biệt ở những cộng đồng dễ bị tổn thương.

Làn gió mới, cuộc cách mạng mới

Nhằm mở rộng sự tham gia của giới trẻ từ các nhóm ít được đại diện, Chủ tịch COP28 đã phát động Chương trình đại biểu khí hậu quốc tế cho thanh niên (IYCDP), trao quyền cho thanh niên từ các quốc gia kém phát triển và các quốc đảo nhỏ. Đây là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay nhằm mở rộng sự tham gia của giới trẻ trong ngoại giao khí hậu quốc tế.

Đặc biệt, tại châu Á, IYCDP có sự góp mặt của các nhà lãnh đạo khí hậu trẻ đến từ Thái Lan, Singapore và Indonesia, thảo luận các lĩnh vực như tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, củng cố phản ứng khẩn cấp đối với thiên tai. IYCDP giúp các nhà lãnh đạo khí hậu trẻ chia sẻ quan điểm, tạo động lực thúc đẩy khả năng chống chịu khí hậu toàn cầu.

Trước khi trở thành Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường UAE, bà Dahak từng làm việc tại Bộ Giáo dục, tìm hiểu các cơ hội thúc đẩy giáo dục toàn cầu cho giới trẻ và nâng cao năng lực trong hành động vì khí hậu. Theo bà Dahak, sự đổi mới thực sự xuất phát từ việc kết hợp các nền tảng đa dạng để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức. Vì vậy, để hiện thực hóa tầm nhìn này, cần thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương, cũng như tăng cường hợp tác toàn diện trên nhiều phương diện.

Thế hệ trẻ đang từng ngày tiên phong thúc đẩy hành động vì khí hậu. (Nguồn: COP28)
Thế hệ trẻ đang từng ngày tiên phong thúc đẩy hành động vì khí hậu. (Nguồn: COP28)

Đầu năm 2024, bà Dahak đã gặp cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Tetsushi Sakamoto để thảo luận về cách hai quốc gia có thể tăng cường hợp tác song phương trong an ninh lương thực và bảo tồn biển.

Dù UAE và Nhật Bản có khí hậu và môi trường rất khác nhau, nhưng cả hai đều chú trọng xây dựng khả năng chống chịu dài hạn thông qua đổi mới và công nghệ. Việc trao đổi kiến thức trong các lĩnh vực như nông nghiệp chính xác, nhà kính thông minh và công nghệ sinh học mang lại nhiều kết quả ấn tượng.

Khi cả thế giới hướng tới COP29, các sáng kiến toàn cầu như Sứ mệnh đổi mới nông nghiệp vì khí hậu (AIM for Climate) và Liên minh Rừng ngập mặn vì khí hậu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hợp tác và trao quyền cho giới trẻ tiếp tục khám phá, đổi mới.

Bà Dahak nhấn mạnh, thế hệ trẻ đang từng ngày tiên phong thúc đẩy hành động vì khí hậu. Hơn hết, các nhà lãnh đạo cần tiếp tục nâng cao tiếng nói, tác động, cũng như trao quyền cho người trẻ để các em xây dựng một tương lai kiên cường và lạc quan hơn.

Tựu trung, sự hiện diện của thế hệ trẻ trong công tác ngoại giao khí hậu không chỉ là nhu cầu cấp thiết mà còn là yếu tố then chốt để đạt được những mục tiêu bền vững toàn cầu. Các sáng kiến về sự tham gia của thanh niên cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, tạo không gian và cơ hội để giới trẻ cất lên tiếng nói về vấn đề biến đổi khí hậu.

Với sự nhiệt huyết, sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ, thế hệ trẻ được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai xanh của nhân loại. Để đạt được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính phủ, tổ chức quốc tế và cộng đồng; xây dựng những cơ chế hỗ trợ, khuyến khích thanh niên tham gia vào các cuộc đối thoại và hành động toàn cầu về khí hậu.

Biến đổi khí hậu: Bế tắc trong việc đàm phán chia sẻ tài chính giữa các nước, chủ tịch COP 29 ra lời kêu gọi

Biến đổi khí hậu: Bế tắc trong việc đàm phán chia sẻ tài chính giữa các nước, chủ tịch COP 29 ra lời kêu gọi

Mới đây, Azerbaijan đã kêu gọi các chính phủ thỏa hiệp nhằm phá vỡ bế tắc trong nỗ lực giúp các nước nghèo hơn ứng ...

2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900 do biến đổi khí hậu ...

Tin thế giới 11/11: Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh 'nóng' cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29 khai mạc

Tin thế giới 11/11: Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh 'nóng' cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29 khai mạc

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Điểm tin thế giới sáng 12/11: Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Điểm tin thế giới sáng 12/11: Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.

(theo Japan Times)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới

Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới

Ông Jared Kushner, con rể ông Donald Trump có thể sẽ không nằm trong cơ cấu chính thức của nhà nước, nhưng sẽ đóng vai trò cố vấn bên ngoài.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh Việt Nam và Kazakhstan cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Malaysia cam kết hội nhập khu vực, không thể thiếu ngành công nghiệp Halal

Malaysia cam kết hội nhập khu vực, không thể thiếu ngành công nghiệp Halal

Chủ tịch ASEAN vào năm 2025, Malaysia cam kết tăng cường hội nhập khu vực và hưởng lợi từ sự hợp tác chặt chẽ hơn, bao gồm cả ngành công ...
APEC 2024: Chủ tịch nước Lương Cường gặp, trao đổi với lãnh đạo các nền kinh tế

APEC 2024: Chủ tịch nước Lương Cường gặp, trao đổi với lãnh đạo các nền kinh tế

Ngày 15/11, bên lề APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore, Australia, Canada và Nga.
Mỹ - Hàn - Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Mỹ - Hàn - Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cực lực lên án việc Nga và Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đồng hành cùng người lao động Việt Nam

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức đưa đoàn lao động Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Hà ...
Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Mexico chính thức đưa vấn đề bình đẳng giới vào hiến pháp quốc gia, nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Liên minh có sự tham gia của 41 quốc gia, với cam kết giúp 500 triệu người thoát đói nghèo qua các chương trình chuyển tiền mặt và bảo trợ xã hội.
Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sắp  diễn ra tại Hà Nội

Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sắp diễn ra tại Hà Nội

Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hà Nội vào ngày 8/12.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Ngày 15/11 đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.
Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.
Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động