Nhỏ Bình thường Lớn

Giữa khủng hoảng lương thực toàn cầu, giá gạo Việt tăng cao, xuất khẩu lập kỷ lục

Trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, xuất khẩu gạo năm 2020 sẽ cán mốc trên 6 triệu tấn. (Nguồn: Lao Động)
Với sản lượng xuất khẩu tăng vượt bậc, hết năm nay, xuất khẩu gạo dự báo có thể đạt tới 7,8 triệu tấn - mức cao kỷ lục từ trước tới nay. (Nguồn: Lao Động)

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sau đợt tăng giá đầu tháng 11/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn mức đỉnh của đợt sốt giá hồi tháng 8 năm nay và bỏ xa các đối thủ như: Thái Lan, Pakistan.

Tin liên quan
Xuất khẩu ngày 27/10-3/11: Giá gạo Xuất khẩu ngày 27/10-3/11: Giá gạo 'tăng nóng' nhưng không phải lợi thế; một quốc gia Nam Á đổ tiền, tăng mua gỗ từ Việt Nam

Hiện, gạo 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch ở mức 653 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan lần lượt 93 USD và 90 USD/tấn.

Gạo tấm 25% của Việt Nam hiện giao dịch ở mức 638 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 118 USD và 150 USD/tấn.

Kể từ cuối tháng 6, giá gạo xuất khẩu trải qua rất nhiều lần tăng và tính đến nay đã tăng trên 150 USD/tấn.

Cụ thể, vào ngày 21/6, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 498 USD/tấn, hiện loại này đã tăng thêm 155 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn, tăng 160 USD/tấn.

Cùng với giá gạo xuất khẩu, giá gạo trong nước cũng chưa dừng tăng. Các đại lý gạo tại Hà Nội cho biết, giá gạo bán lẻ từ thời điểm cuối tháng 6/2023 đến nay chỉ tăng, có giai đoạn tăng mạnh, tăng nhẹ khác nhau và rất ít khi giảm.

Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao theo các chuyên gia là do nhu cầu của thị trường thế giới lớn và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng cao.

Trước đó, Ấn Độ dự kiến gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong tháng 10, nhưng đến nay vẫn chưa có điều chỉnh, lệnh cấm vì thế có thể kéo dài đến hết tháng 2/2024. Vì vậy, thế giới vẫn hụt 40% nguồn cung từ nước này.

Chưa kể biến đổi khí hậu khiến nguồn cung gạo trên toàn cầu suy giảm, nhiều quốc gia đua nhau gom mua lượng gạo lớn để tăng dự trữ khiến nguồn cung mặt hàng này chao đảo, giá gạo tăng phi mã.

Giá lúa gạo nội địa cũng như giá xuất khẩu của Việt Nam tăng dựng đứng, liên tục vượt qua các kỷ lục trước đó.

Số liệu vừa công bố của hải quan, cho thấy 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất hơn 7,1 triệu tấn gạo, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2022, vượt kế hoạch đầu năm (6,5 triệu tấn).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chính thức lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023. Đây cũng là con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.

Với sản lượng xuất khẩu tăng vượt bậc, hết năm nay, xuất khẩu gạo dự báo có thể đạt tới 7,8 triệu tấn - mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Thị trường gạo châu Á rung chuyển sau quyết định của Ấn Độ, lộ quốc gia tổn thương nhất

Thị trường gạo châu Á rung chuyển sau quyết định của Ấn Độ, lộ quốc gia tổn thương nhất

Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Nomura, tại châu Á, Philippines có thể là nước dễ bị tổn thương nhất khi ...

Định vị thương hiệu, đưa 'hạt gạo làng ta' vươn biển lớn

Định vị thương hiệu, đưa 'hạt gạo làng ta' vươn biển lớn

Gạo Việt Nam đang ngày càng vươn xa, khẳng định vai trò vị thế trên thị trường xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, mặt hàng ...

An ninh lương thực toàn cầu: Bình thường mới thời khủng hoảng lúa gạo

An ninh lương thực toàn cầu: Bình thường mới thời khủng hoảng lúa gạo

Khủng hoảng lương thực toàn cầu có phải là điều bình thường mới?

Indonesia lại tăng mua, gạo Việt Nam có thể lập đỉnh mới?

Indonesia lại tăng mua, gạo Việt Nam có thể lập đỉnh mới?

Ngày 24/10, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) ra thông báo mời thầu nhập khẩu 550.000 tấn gạo loại 5% tấm (trong đó ...