Gỡ vướng cho Luật Đất đai và nhóm luật về đầu tư

Sau khi công bố Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có kết quả rà soát Luật Đất đai với các luật có liên quan, trong đó có nhóm luật về đầu tư.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Gỡ vướng cho Luật Đất đai và nhóm luật về đầu tư
Việc gỡ vướng Luật Đất đai và các luật liên quan sẽ tạo nhiều thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Bốn luật, 10 vấn đề vướng mắc

Qua rà soát 112 bộ luật, luật có mối quan hệ với Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan chủ trì Luật Đất đai sửa đổi) cho biết, 22 luật trong số này có nội dung, vướng mắc chồng chéo với Luật Đất đai.

22 luật này được chia thành 9 nhóm, trong đó nhóm luật về đầu tư gồm 4 luật: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Công nghệ cao (sửa đổi năm 2014).

Nội dung vướng mắc tập trung vào 10 vấn đề: người sử dụng đất; điều kiện giao đất, cho thuê đất; tiếp cận đất đai; quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án và kế hoạch sử dụng đất; chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất; đấu giá đầu thấu và chấp thuận chủ trương đầu tư; hình thức giao đất sau khi trúng đầu thầu dự án; thời điểm giao đất, định giá đất sau khi trúng đầu thấu; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; chế độ sử dụng đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tin liên quan
Lực cản từ tư duy làm khó doanh nghiệp Lực cản từ tư duy làm khó doanh nghiệp

Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là, đối với các luật đã có trong chương trình sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn 2022 - 2024, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung để thống nhất, đồng bộ với Luật Đất đai. Đối với các luật chưa có trong chương trình xây dựng luật giai đoạn này, thì sửa đổi ngay trong Luật Đất đai để thống nhất đồng bộ với quy định của Luật Đất đai.

Trong phần phụ lục của báo cáo rà soát, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê các nội dung vướng mắc, chồng chéo và đề xuất hướng xử lý cụ thể.

Theo đó, chỉ riêng Luật Đầu tư có 8 vấn đề có nội dung vướng mắc, chồng chéo với Luật Đất đai sẽ được giải quyết ở lần sửa đổi này.

Với người sử dụng đất, khoản 7, Điều 5, Luật Đất đai hiện hành sẽ được sửa theo hướng dẫn chiếu đến pháp luật về đầu tư, cụ thể là “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

Vấn đề cổ phần, vốn góp chi phối cũng sẽ được sửa đổi để thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Đầu tư.

Với điều kiện giao đất, cho thuê đất, ở Luật Đất đai, thì ký quỹ là biện pháp duy nhất để đảm bảo thực hiện dự án đối với trường hợp nhà đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

Nhưng theo quy định của Luật Đầu tư, thì hình thức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư thông qua hai hình thức là ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ.

Đề xuất của cơ quan soạn thảo là sẽ sửa quy định tại Luật Đất đai thành ký quỹ hoặc các hình thức bảo đảm khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Ngoài ra, các vướng mắc, chồng chéo về tiếp cận đất đai, quyết định chủ trương đầu tư thực hiện dự án và kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất... cũng được sửa đổi cho thống nhất với Luật Đầu tư.

Vẫn liệt kê, không rõ nội hàm

Một trong những nội dung được nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội quan tâm đặc biệt trong lần sửa đổi này là nội dung vướng mắc, chồng chéo về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án và thu hồi đất.

Để xác định sự cần thiết nhà nước phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Điều 62, Luật Đất đai quy định căn cứ vào thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, thẩm quyền chấp thuận quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh.

Tuy nhiên, căn cứ quy định của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư có sự thay đổi (ngoài Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, còn có thẩm quyền của Chính phủ, bộ trưởng...), nên khi triển khai thực hiện còn lúng túng trong việc xác định các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án do Chính phủ hoặc bộ trưởng quyết định.

Mặt khác, việc quy định về thẩm quyền chấp thuận quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh đang không thống nhất với các luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị sửa đổi quy định tại Điều 62, Luật Đất đai theo hướng thống nhất quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công.

Từ hướng xử lý trên, Điều 67, Dự thảo quy định về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm 8 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định về các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; khoản 2 quy định về các dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; khoản 3 quy định về các dự án được Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thông qua sự cần thiết phải thu hồi đất.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý đất đai, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản nhận xét, Dự thảo vẫn sử dụng kỹ thuật liệt kê các loại hình dự án, cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư; nguồn vốn sử dụng...

Quy định này vẫn giống như Điều 62, Luật Đất đai hiện hành, không làm rõ bản chất, nội hàm của thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, nội hàm của lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Vị chuyên gia này cho rằng, thực tiễn cuộc sống luôn xuất hiện các loại hình dự án mới cần phải thu hồi đất. Kỹ thuật xây dựng pháp luật theo phương pháp liệt kê, “gọi tên” dự án sẽ dẫn đến việc phải sửa luật để bổ sung các loại dự án mới. Đây là nguyên nhân khiến “tuổi thọ” của các luật rất ngắn, chỉ 5-10 năm.

Hạn chế tiếp theo của phương pháp liệt kê là khi thi hành luật phải “sửa chân cho hợp với giày”: phải “nắn chỉnh” dự án để phù hợp với một trong các loại hình dự án được Luật liệt kê mới đủ điều kiện thu hồi đất.

Theo ông Đỉnh, hiện có 3 hình thức đầu tư chủ đạo, gồm đầu tư công theo Luật Đầu tư công, đầu tư PPP theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, đầu tư kinh doanh (có thể gọi là đầu tư vốn tư nhân) theo Luật Đầu tư.

Trong đó, Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư PPP quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; Luật Đầu tư quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội. Mặt khác, theo khoản 1, Điều 12, Luật Đầu tư PPP, Quốc hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư một số dự án PPP, nhưng đó không gọi là “dự án quan trọng quốc gia”; thuật ngữ “dự án quan trọng quốc gia” dùng cho các dự án đầu tư công theo Luật Đầu tư công.

Vì thế, để phủ kín các trường hợp ở khoản 1, Điều 67, thì cần sửa từ “Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất” thành “Thực hiện các dự án do Quốc hội chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất”.

Tương tự, hướng xử lý những vướng mắc, chồng chéo với Luật Đầu tư về đấu giá, đấu thầu, chấm dút dự án đầu tư, điều kiện giao đất, cho thuê đất..., theo nhiều ý kiến góp ý, cũng còn cần chỉnh sửa thêm rất nhiều.

Trước khi trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp chuyên về công tác xây dựng pháp luật tháng 9/2022.

Tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc

Tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc

Chiều 21/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới của ...

Lần đầu tiên nhóm Bộ tứ họp bàn về vấn đề năng lượng

Lần đầu tiên nhóm Bộ tứ họp bàn về vấn đề năng lượng

Ngày 13/7, bộ trưởng của các nước thành viên nhóm Bộ tứ (Quad- gồm Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ) tiến hành hội nghị ...

Luật Thi đua, khen thưởng chưa bổ sung nhà văn vào nhóm được xét danh hiệu 'Nghệ sĩ nhân dân', 'Nghệ sĩ ưu tú'

Luật Thi đua, khen thưởng chưa bổ sung nhà văn vào nhóm được xét danh hiệu 'Nghệ sĩ nhân dân', 'Nghệ sĩ ưu tú'

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua chưa bổ sung nhà văn, kiến trúc sư... vào nhóm được xét ...

Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh UNCLOS là ‘hiến pháp của đại dương’

Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh UNCLOS là ‘hiến pháp của đại dương’

Ngày 14/6, tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) ở New York đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho ...

Năm 2023, Quốc hội sẽ thông qua 12 luật, cho ý kiến 6 luật khác

Năm 2023, Quốc hội sẽ thông qua 12 luật, cho ý kiến 6 luật khác

Chiều 13/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, với 92,77% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua ...

(theo Báo Đầu tư)

Đọc thêm

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp bảo vệ biển đảo ...
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024.
Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Ngôi sao Lionel Messi đã có 5 pha kiến tạo và một bàn thắng giúp CLB Inter Miami giành chiến thắng 6-2 trước New York RB ở vòng 12 giải ...
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Sức công phá khá bất ngờ của chiến dịch UAV vào các nhà máy lọc dầu của Moscow, đã có những ảnh hưởng lớn tới kinh tế Nga...
Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Chính phủ Nga ra quyết định, từ nay đến hết ngày 31/8, áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm bảo đảm ổn định thị trường lương thực trong nước.
Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt lời.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh nghiệp.
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động