Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều 'kiêng kỵ'

Minh Anh
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, tại cuộc họp báo chung với Đại diện cấp cao EU Josep Borrell (ngày 2/10).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, nội bộ EU lại lục đục,. (Nguồn: https:apa.az)
Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, EC quyết bỏ qua điều 'kiêng kỵ', nội bộ EU lại lục đục. (Nguồn: apa.az)

“Đã qua một mùa Hè, một kỳ nghỉ dài, có thể nhìn lại điều gì hiệu quả, điều gì không… Nhưng không thể giải thích vì sao gói trừng phạt thứ 12 vẫn chưa được thông qua. Chúng tôi kêu gọi EU bàn bạc về gói trừng phạt thứ 12 này, nghiên cứu cụ thể về các lệch trừng phạt nhằm vào Nga", Ngoại trưởng Ukraine tỏ vẻ sốt ruột.

Tin liên quan
‘Cuộc chiến ngân sách’ là việc của Mỹ, có thế nào vẫn có phần Ukraine, Kiev không tin sẽ bị bỏ rơi ‘Cuộc chiến ngân sách’ là việc của Mỹ, có thế nào vẫn có phần Ukraine, Kiev không tin sẽ bị bỏ rơi

Theo đó, người đứng đầu ngành Ngoại giao Ukraine đã vạch ra cho EU hai trọng tâm chính cần phải có trong gói trừng phạt mới này, một là các biện pháp chống lẩn tránh các biện pháp trừng phạt đang được áp dụng và các biện pháp trừng phạt mới.

Trước hết, theo ông Kuleba, gói trừng phạt mới phải ảnh hưởng đến ngành công nghiệp quốc phòng Nga - nơi sản xuất ra tên lửa và máy bay không người lái. Đồng thời, có đầy đủ lý do để xem xét nghiêm túc các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, trong khi các lệnh trừng phạt đối với các đơn vị truyền thông Nga nên được mở rộng.

Hối thúc EU sớm triển khai gói trừng phạt mới, Ngoại trưởng Kuleba nói: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc mang tính xây dựng và hiệu quả với EU theo hướng này”.

Tuy nhiên, trong chính nội bộ các nước thành viên EU lại đang có sự chia rẽ về kế hoạch gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, với những gì nên đưa thêm vào gói, dù có thông tin rằng, các biện pháp ngăn chặn mới nhất dự kiến được triển khai ngay vào đầu tháng 10 này.

Theo các nguồn tin, gói trừng phạt mới có thể bao gồm hai vấn đề lớn, vốn là điều "kiêng kỵ" trong 11 gói trừng phạt trước đây - là lệnh cấm mua kim cương từ Moscow và đề xuất sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản của Ngân hàng trung ương Nga đang bị đóng băng ở nước ngoài để hỗ trợ tái thiết Ukraine.

Trong khi, các quốc gia, bao gồm Ba Lan và các nước vùng Baltic còn muốn tiến xa hơn nữa trong đề xuất trừng phạt bổ sung đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dịch vụ công nghệ thông tin.

Một nhóm khác kêu gọi hạn chế đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga. Nhưng những nỗ lực trừng phạt Moscow về lĩnh vực này đã bị quá nhiều quốc gia thành viên EU phản đối nhiều lần trước đây.

Một số thành viên lại cho rằng, còn rất ít lĩnh vực có thể tiếp tục triển khai trừng phạt Nga, trong khi có nhiều lời kêu gọi chỉ cần đảm bảo các hạn chế hiện có được thực thi.

Theo một tài liệu mà Bloomberg News có được, Ba Lan muốn tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với một số mặt hàng được áp dụng trong các gói trước đó. Các đề xuất của họ bao gồm, giảm hạn ngạch nhập khẩu cao su tổng hợp, thực hiện các hạn chế về thép hiệu quả hơn và thêm lệnh cấm chất xút rắn. Ngoài ra, Warsaw cũng đang tìm kiếm một gói trừng phạt mới chống lại Belarus.

Những nỗ lực trước đây nhằm trừng phạt đá quý của Nga ở châu Âu đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia nhập khẩu hàng đầu như Bỉ - nơi có trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới ở Antwerp, vốn lập luận rằng, một lệnh cấm đơn giản mà không có thỏa thuận toàn cầu sẽ chỉ có tác động chuyển hoạt động buôn bán đá quý sinh lợi sang nơi khác, mà không mang lại lợi ích gì.

Trước đó, vào ngày 15/9, một quan chức Bỉ cho biết, nhóm G7 dự định “ra đòn” mới nhất đối với kim cương Nga. Lệnh cấm nhập khẩu kim cương Nga của nhóm này dự định sẽ ra trong vòng 2 đến 3 tuần tới, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2024. Một khi có hiệu lực, việc mua kim cương Nga sẽ chịu ảnh hưởng của lệnh cấm trực tiếp trong khi lệnh cấm vấn gián tiếp sẽ được tiến hành sau đó. Cơ chế gián tiếp sẽ đưa ra một hệ thống theo dõi, bao gồm kiểm tra thực tế các gói hàng chứa đá quý và dữ liệu truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với các nhà sản xuất và kinh doanh kim cương.

Hiện người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của EU không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về các vấn đề trên. Nhưng được biết, gói trừng phạt thứ 12 có thể được tung ra vào nửa đầu tháng 10 hoặc được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ tại Nhà Trắng vào ngày 20/10 tới.

Tuy nhiên, bất kỳ gói trừng phạt mới nào cũng có thể bao gồm các động thái tiếp theo nhằm ngăn chặn khả năng của Nga trong việc lách các lệnh trừng phạt của EU thông qua các nước thứ ba, như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.

Là một phần của các cuộc thảo luận, EC sẽ đưa ra các đề xuất mới nhằm đánh một loại thuế bất ngờ đối với khoản lợi nhuận mà tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng đang tạo ra, tại các trung tâm thanh toán bù trừ, bất chấp sự phản đối của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo đó, loại thuế đang được xem xét để áp dụng là thuế lợi tức phụ thu (windfall tax - loại thuế đánh trên số lợi nhuận lớn và bất ngờ).

Tranh cãi đã nổ ra giữa các nhà lãnh đạo EU và ECB, khi hai bên không thể đồng thuận về kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ hơn 200 tỷ Euro (217 tỷ USD) tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đề xuất triển khai đánh thuế lên khối tài sản khổng lồ này, nhưng một số quốc gia thành viên bày tỏ lo ngại về sự ổn định tài chính và tính hợp pháp. Các quan chức EC cũng đã phản đối Chủ tịch ECB Christine Lagarde về cảnh báo của ngân hàng này rằng - các động thái liên quan các tài sản của Nga đang bị đóng băng tại EU có thể đe dọa sự ổn định tài chính của khu vực đồng Euro và tính thanh khoản của đồng tiền chung.

Nga cũng đã nhiều lần mô tả bất kỳ hành vi tịch thu tài sản nào của chính phủ các nước phương Tây đều là hành vi trộm cắp và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Được biết, EU đã đóng băng số tài sản Nga trị giá 207 tỉ Euro (226 tỉ USD) kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, trong đó có tiền mặt, các khoản tiền gửi, chứng khoán. Ước tính ước tính số tài sản Nga bị đóng băng tại châu Âu có thể sinh lời khoảng 3 tỉ Euro/năm.

Trước đó, EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 11 vào ngày 23/6.

Giá vàng hôm nay 4/10/2023: Giá vàng thế giới 'đại hạ giá', đồng USD ngày một mạnh lên, nên mua vàng lúc này?

Giá vàng hôm nay 4/10/2023: Giá vàng thế giới 'đại hạ giá', đồng USD ngày một mạnh lên, nên mua vàng lúc này?

Giá vàng hôm nay 4/10/2023 tiếp diễn xu hướng ngược dòng, giá vàng miếng SJC trong nước tiếp tục đi lên - giá vàng thế ...

Giá cà phê hôm nay 3/10/2023: Giá cà phê arabica tăng mạnh, niên vụ mới bắt đầu, thị trường chuyển biến tích cực

Giá cà phê hôm nay 3/10/2023: Giá cà phê arabica tăng mạnh, niên vụ mới bắt đầu, thị trường chuyển biến tích cực

Trong những ngày giao dịch đầu tiên của tháng 10/2023, cũng như của niên vụ mới, giá cà phê 2 sàn chuyển biến tích cực ...

Nỗ lực vượt trừng phạt, Nga bắt đầu thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số; ngân hàng lớn thứ 2 cả nước tuyên bố một điều

Nỗ lực vượt trừng phạt, Nga bắt đầu thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số; ngân hàng lớn thứ 2 cả nước tuyên bố một điều

Người dân tham gia thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số của Nga sẽ được miễn phí trong khi các doanh nghiệp được hưởng một ...

Tài trợ cho Ukraine lại gặp 'đá tảng', EU bất đồng nội bộ, 'quay xe’ quyết nhắm vào tài sản Nga bị phong tỏa?

Tài trợ cho Ukraine lại gặp 'đá tảng', EU bất đồng nội bộ, 'quay xe’ quyết nhắm vào tài sản Nga bị phong tỏa?

Đối với nhiều quốc gia, việc hỗ trợ Ukraine giống như một "canh bạc đáng chơi", tuy nhiên, những lợi ích to luôn đi kèm ...

Không vượt được 'ải' Hạ viện, kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch McCarthy đổ bể, chính phủ Mỹ gần như chắc chắn đóng cửa

Không vượt được 'ải' Hạ viện, kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch McCarthy đổ bể, chính phủ Mỹ gần như chắc chắn đóng cửa

Kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nhằm giúp chính phủ nước này tạm thời có ngân sách để duy ...

(theo Ukrinform, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Một nước Tây Á có động thái mở đường cho việc gia nhập EU

Một nước Tây Á có động thái mở đường cho việc gia nhập EU

Tổng thống Armenia ký ban hành luật đặt nền tảng pháp lý cho quốc gia Nam Kavkaz này tiến tới gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Hoa hậu Giáng My khoe nhan sắc mặn mà, trẻ trung trong bộ ảnh mới

Hoa hậu Giáng My khoe nhan sắc mặn mà, trẻ trung trong bộ ảnh mới

Trong bộ ảnh mới, Hoa hậu Đền Hùng Giáng My tự tin khoe hình thể thon thả, vai trần gợi cảm...
Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam đóng góp thiết thực cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Sự tham gia tích cực của đoàn Việt Nam tại Khóa họp 58 của Hội đồng Nhân quyền thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam...
Đại sứ Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh dấu bước tiến quan trọng, đặc biệt trong hợp tác Quốc hội

Đại sứ Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh dấu bước tiến quan trọng, đặc biệt trong hợp tác Quốc hội

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố quan hệ giữa Armenia và Việt Nam.
Tin buồn: Đồng chí Nguyễn Mạnh Xuân từ trần

Tin buồn: Đồng chí Nguyễn Mạnh Xuân từ trần

Đồng chí Nguyễn Mạnh Xuân, cán bộ Lão thành cách mạng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ Bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu, từ trần hồi 7h25 ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/4 và sáng 6/4: Lịch thi đấu V-League - Viettel vs Quảng Nam; U17 châu Á 2025 - Iran vs Triều Tiên

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/4 và sáng 6/4: Lịch thi đấu V-League - Viettel vs Quảng Nam; U17 châu Á 2025 - Iran vs Triều Tiên

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/4 và sáng 6/4: Lịch thi đấu V-League - Viettel vs Quảng Nam; Ngoại hạng Anh - Everton vs Arsenal...
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Ứng phó với thuế quan, chưa vội bàn tới câu chuyện điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Ứng phó với thuế quan, chưa vội bàn tới câu chuyện điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Tại họp báo thường kỳ quý I/2025 của Bộ Công Thương chiều 4/4, vấn đề thuế quan tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông.
Giá cà phê hôm nay 4/4/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng thế nào tới hàng xuất khẩu?

Giá cà phê hôm nay 4/4/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng thế nào tới hàng xuất khẩu?

Giá cà phê hôm nay 4/4/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng thế nào tới hàng xuất khẩu?
Thành lập tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ

Thành lập tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ

Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, nhất là điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.
P4G 'chọn mặt gửi vàng' 6 start-up Việt Nam để hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp sáng tạo

P4G 'chọn mặt gửi vàng' 6 start-up Việt Nam để hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp sáng tạo

Sáu start-up Việt Nam tham gia chương trình hỗ trợ của P4G gồm: AirX Carbon, Alternō, EBOOST, Stride, BUYO và Enfarm.
Giá xăng dầu hôm nay 4/4: Thế giới 'lao dốc không phanh'; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 4/4: Thế giới 'lao dốc không phanh'; trong nước đồng loạt tăng

Giá dầu 'lao dốc không phanh' trong phiên giao dịch ngày 3/4, kết thúc phiên với mức giảm phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022.
Giá tiêu hôm nay 4/4/2025: Thị trường ổn định, nhận định xu hướng giá tiêu nội địa trong ngắn hạn

Giá tiêu hôm nay 4/4/2025: Thị trường ổn định, nhận định xu hướng giá tiêu nội địa trong ngắn hạn

Giá tiêu hôm nay 4/4/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 - 158.000 đồng/kg.
Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Cảnh báo 'sốt đất ảo' theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Cần có biện pháp quyết liệt tái cấu trúc thị trường, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Nhà ở xã hội sẽ là 'ngôi sao hy vọng' cho người dân thu nhập thấp, giá đất nền Hòa Lạc (Hà Nội) tăng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Danh sách 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Thị trường bất động sản KCN đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/4: USD giảm sốc vì tin thuế quan 'khắc nghiệt' của Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/4: USD giảm sốc vì tin thuế quan 'khắc nghiệt' của Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/4 ghi nhận đồng USD đã giảm mạnh so với các đồng tiền chính.
Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4: USD lao dốc, niềm tin nhà đầu tư suy yếu, lỗi tại... ông Trump?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4: USD lao dốc, niềm tin nhà đầu tư suy yếu, lỗi tại... ông Trump?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4 ghi nhận đồng USD suy yếu sau khi Tổng thống Trump công bố thông báo về mức thuế quan mới.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4 ghi nhận đồng USD ổn định, trong khi đồng Yen bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4: USD tăng nhẹ, 'mây đen' bao phủ thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4: USD tăng nhẹ, 'mây đen' bao phủ thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4 ghi nhận đồng USD tăng giá so với Yen Nhật và EUR vì những mối lo ngại chính sách thuế quan Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3: USD có thể giảm xuống mốc 103

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3: USD có thể giảm xuống mốc 103

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3 ghi nhận USD giảm trong bối cảnh các nhà giao dịch cân nhắc mức thuế quan của ông Trump.
Phiên bản di động