'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng

Minh Anh
EU đã phát hiện một nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine có thể "không làm đau" túi tiền của chính họ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự thật về 35 tỷ Euro EU hứa chuyển cho Ukraine, 'thiếu tiền' Brussels gồng mình làm điều này với tài sản Nga?
EU có đang 'gồng mình' lấp khoảng trống ngân sách khổng lồ giúp Ukraine? (Nguồn: Reuters)

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch mới, huy động khoản vay 35 tỷ Euro (hơn 39 tỷ USD), chuyển cho Kiev để giúp nước này lấp đầy lỗ hổng lớn trong ngân sách do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine để lại, hiện đã gần đến ngày thứ 1.000 mà vẫn chưa tìm được một giải pháp.

"Trót hứa" với Kiev, EU lấy tiền ở đâu và bằng cách nào bù đắp khoảng trống ngân sách khổng lồ của Ukraine, trong lúc các thành viên trong khối đều đang gặp phải những khó khăn riêng phức tạp?... Lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga là "sự thật" phía sau khoản vay 35 tỷ Euro này.

Đảm bảo cuối cùng vẫn là ngân sách EU

Nhà phân tích Jacob Kirkegaard, thành viên Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Brussels, đánh giá, khoản vay mới nhất mà bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vừa công bố là dấu hiệu cho thấy EU đang tiếp bước Mỹ, từng bước "trở thành bên ủng hộ chính của Ukraine".

Cách làm của EU là, thay vì rút trực tiếp từ khối tài sản 270 tỷ Euro của Nga bị đóng băng tại châu Âu, kế hoạch mới là sử dụng lợi nhuận của khoản tiền này làm tài sản thế chấp cho khoản vay 35 tỷ USD sẽ viện trợ cho Ukraine. Cách này trước mắt có thể giúp EU rút ngắn thời gian, vì nếu chỉ chuyển dần khoản lãi vài tỷ USD mỗi năm sẽ rất lâu và không đủ để đáp ứng nhu cầu rất lớn và cấp bách của Kiev. Do đó, việc biến khoản tiền lãi này thành tài sản thế chấp dài hạn có thể giúp EU nhanh chóng vay được khoản tiền lớn để giải ngân cho Ukraine.

Nếu mọi việc ra tốt đẹp, theo dự kiến, EC có thể thực hiện chuyển khoản viện trợ đầu tiên vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025, sau khi xác minh Kiev đã đáp ứng một số điều kiện chính sách. Dự kiến, tất cả khoản vay mới ​​sẽ được giải ngân dần trong suốt năm 2025, hoặc cũng có thể được giải ngân một lần.

Theo kế hoạch của Chủ tịch EC von der Leyen, EC sẽ thành lập cơ chế hợp tác cho Ukraine vay - là một dạng quỹ chung, nơi lợi nhuận sẽ được tạo ra từ một khoản tiền tương ứng. Cụ thể, khi các đồng minh EU công bố khoản cho vay và chuyển tiền cho Kiev, họ sẽ được phép khai thác quỹ chung này và nhận được một phần doanh thu bất thường tương ứng với số tiền họ đã cho Ukraine vay.

Theo kế hoạch, lợi nhuận bất ngờ sẽ được chuyển vào quỹ chung từ tháng 8/2025. Các đồng minh EU có thể toàn quyền sử dụng khoản lợi nhuận này để thanh toán các khoản nợ, bao gồm cả tiền gốc, lãi và các chi phí bổ sung khác. Điều này có nghĩa là cả phương Tây và Ukraine đều không phải chịu gánh nặng thanh toán.

Tuy nhiên, phân tích về khoản vay theo kiểu mới này, chuyên gia Jacob Kirkegaard, cho biết, "nếu hôm nay bạn cho vay dựa trên khoản thế chấp là lợi nhuận tương lai của một khoản tiền nào đó, bạn phải đảm bảo rằng, số tài sản gốc vẫn bị đóng băng trong 10-20 năm nữa. Vì vậy, cần ai đó đảm bảo rằng khối tài sản liên quan đến "kế hoạch thế chấp" sẽ không được trả lại cho Nga trong khoảng thời gian này".

Theo đó, giới phân tích đề cập quyền phủ quyết của Hungary - một thành viên EU, nhưng luôn bị coi đi ngược chuẩn mực chung của khối. Trên thực tế, không giống như một khoản vay thông thường, khoản vay này sẽ phải tuân theo sự nhất trí chung, có nghĩa là thành viên Hungary hoàn toàn có thể làm chệch hướng ý tưởng chung, bằng cách giữ các quy tắc riêng của họ để duy trì đòn bẩy chính trị của mình.

Do vậy, dù các quốc gia thành viên ủng hộ cách tiếp cận của EC, thì thực tế là Hungary vẫn có thể giữ quyền phủ quyết đối với các tài sản Nga bị đóng băng bất cứ lúc nào.

Các nhà phân tích cũng cảnh báo về những rắc rối phát sinh đối với khoản vay này, nếu Nga giành lại quyền kiểm soát số tài sản bị đóng băng hoặc lợi nhuận thu được, "kế hoạch 35 tỷ Euro" có thể bị phá sản. Trong trường hợp xấu nhất, sự đảm bảo cuối cùng vẫn là ngân sách chung của EU.

Từ 18 tỷ Euro thành 35 tỷ Euro?

"Chúng tôi hiểu nhu cầu tài chính khổng lồ nảy sinh từ xung đột quân sự. Bạn đang cần duy trì hoạt động của nhà nước và nền kinh tế, đồng thời tăng cường năng lực phòng thủ trước chiến dịch quân sự của Nga", Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu vào ngày 20/9 trong chuyến thăm Kiev lần thứ tám, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Bà Chủ tịch EC hứa - khoản vay này sẽ cung cấp cho Ukraine "không gian tài chính cần thiết" cho chính phủ và mang lại "sự linh hoạt tối đa" để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của nước này, chẳng hạn như chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua sắm vũ khí và sửa chữa các hệ thống năng lượng bị tấn công.

Thực tế là việc Brussels cung cấp cho Ukraine một hạn mức tín dụng mới không phải là điều gì mới mẻ, vì điều này đã xảy ra thường xuyên kể từ khi xung đột quân sự Nga-Ukraine nổ ra.

Nhưng lần này, một điểm khác biệt quan trọng khiến sáng kiến ​​này thực sự mang tính đột phá – khoản vay theo cách mới này không chỉ giúp EU giải quyết được vấn đề thiếu hụt ngân sách viện trợ, mà khối tài sản đang “bị bất động” của Nga sẽ đóng vai trò là tài sản thế chấp cho khoản vay mới và được sử dụng để thực hiện tất cả các khoản hoàn trả, miễn trừ với ngân sách của Kiev.

Vậy điều này đang diễn ra như thế nào? Ý tưởng này bắt nguồn từ khẩu hiệu "bắt Nga trả giá" mà phương Tây đã áp dụng vào năm 2022 để buộc Moscow phải trả "hóa đơn khổng lồ" nhằm tái thiết Ukraine do hậu quả của chiến dịch quân sự để lại.

Tài trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự tiêu hao và kéo dài với Nga ngày càng đầy thách thức đối với Mỹ và EU. Một số quốc gia phương Tây thậm chí đã rất khó khăn để biện minh cho việc tiếp tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine trước sự phản đối ngày càng tăng trong nước. Và khi các đồng minh EU phải đối mặt với ngân sách eo hẹp trong nước, họ đã "phát hiện" một nguồn tài trợ bổ sung có thể "không làm đau" túi tiền của họ - tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga vốn đã bị phương Tây tuyên bố đóng băng từ những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine (2/2024).

Tài sản Nga bị đóng băng tại các quốc gia phương Tây có giá trị khoảng 270 tỷ Euro (hơn 300 tỷ USD), trong đó phần lớn (210 tỷ Euro) được giữ trong lãnh thổ EU. Trung tâm Thanh toán và lưu ký Euroclear (CSD) có trụ sở tại Brussels là bên nắm giữ chính.

Theo Luật pháp quốc tế, tài sản có chủ quyền không thể bị tịch thu. Tuy nhiên, các khoản doanh thu bất thường mà chúng tạo ra lại không được bảo vệ như vậy, nên tận dụng khoản lãi từ số tài sản đóng băng là cách tiếp cận dễ dàng hơn nhiều.

Hồi tháng 5, các quốc gia thành viên EU đã bất ngờ đồng ý sử dụng khoản lợi nhuận nói trên - ước tính từ 2,5 tỷ Euro đến 3 tỷ Euro mỗi năm, để hỗ trợ quân đội và các nỗ lực tái thiết kinh tế của Ukraine.

Và đến tháng 6 vừa qua, khi tình hình ở quốc gia Đông Âu ngày càng trở nên tồi tệ, các nhà lãnh đạo Các nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) đã ký một cam kết sẽ huy động khoản vay trị giá 50 tỷ USD (khoảng 45 tỷ Euro) để cung cấp cứu trợ ngay lập tức cho Kiev.

Ý tưởng ban đầu là EU và Mỹ mỗi bên sẽ đóng góp 20 tỷ USD (khoảng 18 tỷ Euro), trong khi Anh, Canada và Nhật Bản cho vay số tiền còn lại cho đến khi đạt 50 tỷ USD.

Nhưng Washington bày tỏ sự e ngại về cách Brussels phải gia hạn lệnh trừng phạt 6 tháng một lần. Theo luật của EU, các hạn chế đối với Nga, từ lệnh cấm dầu mỏ đến các nhà tài phiệt bị đưa vào danh sách đen, cần phải được gia hạn 6 tháng một lần bằng một cuộc bỏ phiếu nhất trí. Điều này có nghĩa là, tại một thời điểm nào đó, một quốc gia thành viên, như Hungary chẳng hạn, có thể chặn việc gia hạn này và giải tỏa tài sản - điều đó sẽ khiến kế hoach về khoản vay bị "phá sản" và các đồng minh phương Tây phải chịu rủi ro tài chính lớn bất cứ lúc nào.

Viễn cảnh về một "kịch bản xấu" như vậy đã khiến nhiều lãnh đạo phương Tây e ngại, làm chậm lại các cuộc đàm phán giữa các quan chức EU và Mỹ, ngay cả khi tình hình ở Ukraine ngày càng trở nên tệ hơn. Đây là lý do bà chủ tịch EC Ursula von der Leyen "mạnh tay" hứa hẹn với Kiev về phần chia sẻ nhiều hơn dự kiến ban đầu rất nhiều - từ chỉ 18 tỷ Euro được phân bổ trong cam kết của G7 ​lên 35 tỷ Euro - chiếm hơn 3/4 gói hỗ trợ, nhằm thuyết phục Washington và các đồng minh khác hành động nhanh hơn.

Ngoài ra, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã tới rất gần và khả năng tái đắc cử của cựu Tổng thống Donald Trump càng làm tăng thêm tính cấp thiết cho kế hoạch này. Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể không thuận lợi cho Ukraine, vì vậy các lãnh đạo G7 muốn đảm bảo khoản tài trợ trong ít nhất một năm tới, hoặc trong trường hợp ông Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu Tổng thống Mỹ từng tuyên bố cắt viện trợ cho Kiev nếu tái đắc cử vào tháng 11.

Trong bối cảnh đó, như giới quan sát bình luận, việc EU đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Ukraine và tỏ quan điểm "rắn" với Nga là điều khó hiểu nếu đây không phải là một sự "gồng mình chiến thuật" với hy vọng tạo áp lực lên Moscow để giúp tăng cường vị thế của EU trong xung đột.

Giá cà phê hôm nay 24/9/2024: Giá cà phê cùng lao về phía trước, nguồn cung robusta có thể thiếu nghiêm trọng; làm gì để tăng thị phần tại Trung Quốc?

Giá cà phê hôm nay 24/9/2024: Giá cà phê cùng lao về phía trước, nguồn cung robusta có thể thiếu nghiêm trọng; làm gì để tăng thị phần tại Trung Quốc?

Dự báo sản lượng cà phê robusta Việt Nam sẽ giảm 1% trong mùa vụ 2024/25 tới, xuống còn 27,85 triệu bao (loại 60kg) và ...

Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Giá vàng nhẫn cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia nói gì?

Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Giá vàng nhẫn cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia nói gì?

Giá vàng hôm nay 24/9/2024, giá vàng nhẫn tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, bám sát nút vàng miếng. Các cường quốc châu ...

Đồng USD 'ngày càng nguy hiểm', Nga và BRICS chuẩn bị sẵn 'vũ khí công nghệ' thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây

Đồng USD 'ngày càng nguy hiểm', Nga và BRICS chuẩn bị sẵn 'vũ khí công nghệ' thách thức hệ thống thanh toán toàn cầu của phương Tây

Các quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đang tiến triển rất tốt trên con đường ...

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đối tác năng động, cởi mở và chân thành với các địa phương trên thế giới

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đối tác năng động, cởi mở và chân thành với các địa phương trên thế giới

Sáng 24/9, Đối thoại hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024 đã chính thức khai mạc ...

Chuyên gia Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ nâng tầm quan hệ kinh tế - thương mại song phương

Chuyên gia Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ nâng tầm quan hệ kinh tế - thương mại song phương

Chủ tịch hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina Luis Enrique González Acosta cho rằng chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch ...

(theo Euronews, DW)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 27/9: 'Đổ đèo' gần 3%; trong nước xăng RON 95 tăng hơn 700 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 27/9: 'Đổ đèo' gần 3%; trong nước xăng RON 95 tăng hơn 700 đồng/lít

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/9, giá dầu 'đổ đèo' gần 3%. Trong nước giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít.
Tổng thống Putin thừa nhận một điều về ngành công nghiệp khí đốt Nga

Tổng thống Putin thừa nhận một điều về ngành công nghiệp khí đốt Nga

Nga sẽ tiếp tục phát triển hợp tác về khí đốt với các thành viên khác trong OPEC, OPEC+ và GECF.
Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương thăm và làm việc tại Australia

Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương thăm và làm việc tại Australia

Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương đánh giá cao công tác vận động và phát triển cộng đồng của Đại sứ quán tại Australia...
Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel Bermudez tiến hành hội đàm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9: USD đi xuống, Franc tăng vì lý do này

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9: USD đi xuống, Franc tăng vì lý do này

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9 ghi nhận đồng USD suy yếu, trong khi đồng Franc Thụy Sỹ tăng.
Tình hình Ukraine: Mỹ tung gói viện trợ khủng cùng vũ khí 'nóng', Tổng thống Biden 'hiệu triệu' đồng minh, quyền đổi lãnh thổ lấy hòa bình là của Kiev

Tình hình Ukraine: Mỹ tung gói viện trợ khủng cùng vũ khí 'nóng', Tổng thống Biden 'hiệu triệu' đồng minh, quyền đổi lãnh thổ lấy hòa bình là của Kiev

Gói viện trợ quân sự mới mà Mỹ dành cho Ukraine có tổng trị giá gần 8 tỷ USD.
Giá xăng dầu hôm nay 27/9: 'Đổ đèo' gần 3%; trong nước xăng RON 95 tăng hơn 700 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 27/9: 'Đổ đèo' gần 3%; trong nước xăng RON 95 tăng hơn 700 đồng/lít

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/9, giá dầu 'đổ đèo' gần 3%. Trong nước giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít.
Trở thành người dẫn đầu về chuyển đổi công nghiệp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Trở thành người dẫn đầu về chuyển đổi công nghiệp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Các đại biểu quốc tế chia sẻ bên lề Diễn đàn Kinh tế TP. HCM 2024 về triển vọng chuyển đổi công nghiệp tại Việt Nam.
Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thị trường thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, giá còn được hỗ trợ?

Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thị trường thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, giá còn được hỗ trợ?

Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thị trường thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, giá còn được hỗ trợ?
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam – Slovenia tham gia kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác

Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam – Slovenia tham gia kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác

Ngày 26/9, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn giao thương Việt Nam-Slovenia, thu hút sự tham gia của 100 doanh nghiệp từ hai nước.
Bến Tre sẽ lấn biển 50.000 ha phát triển kinh tế

Bến Tre sẽ lấn biển 50.000 ha phát triển kinh tế

Ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú (Bến Tre) cùng vùng biển dài 65 km được quy hoạch là khu lấn biển rộng 50.000 ha, giúp tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế.
Trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025

Trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025.
Bất động sản mới nhất: Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Bất động sản mới nhất: Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Lộ diện vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, quy định về việc lập và thực hiện dự án tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ cần cải tạo

Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ cần cải tạo

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ trên địa bàn...
Thông tin mới nhất về bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh 2024

Thông tin mới nhất về bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh 2024

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế, nghĩa vụ tài chính trên địa bàn từ ngày 1/8/2024.
Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Thị trường địa ốc ghi nhận tín hiệu tích cực, quy định về thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế căn nhà thứ 2, giá biệt thự ven Hà Nội sẽ tăng, nhiều người bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9: USD đi xuống, Franc tăng vì lý do này

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9: USD đi xuống, Franc tăng vì lý do này

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9 ghi nhận đồng USD suy yếu, trong khi đồng Franc Thụy Sỹ tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9: USD trở lại đường đua, 'rượt đuổi' EUR

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9: USD trở lại đường đua, 'rượt đuổi' EUR

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9 ghi nhận đồng USD đã bật lên từ mức thấp nhất trong 14 tháng so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9:  USD trong nước tăng, thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9: USD trong nước tăng, thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9 ghi nhận đồng USD giảm khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đi xuống.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9: EUR 'rớt thảm', USD tăng dần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9: EUR 'rớt thảm', USD tăng dần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ vào phiên giao dịch vừa qua, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9: USD 'chịu đòn', Yen Nhật cũng không yên ổn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9: USD 'chịu đòn', Yen Nhật cũng không yên ổn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9 ghi nhận đồng USD giảm giữa lúc thị trường đang vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất từ Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9: Đồng USD trượt dốc, thị trường vật lộn với đợt cắt giảm của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9: Đồng USD trượt dốc, thị trường vật lộn với đợt cắt giảm của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9, đồng USD trượt dốc khi thị trường đang vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản từ Fed.
Phiên bản di động